24 loại hóa chất độc hại đang có mặt trong mỹ phẩm của bạn

Đăng ngày:

Ngày nay thị trường mỹ phẩm tràn ngập những sản phẩm gắn mác nguyên liệu thiên nhiên, hữu cơ, an toàn cho da. Thay vì đặt trọn niềm tin vào quảng cáo để rồi “tiền mất tật mang”, bạn nên tự kiểm tra bảng thành phần sản phẩm xem chúng có chứa chất độc hại không nhé.

Bạn có biết, các công ty mỹ phẩm chỉ được dán nhãn “Organic” cho sản phẩm khi tất cả các thành phần trong đó đều được chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ. Nhưng với nhãn dán “Có chứa thành phần organic”, sản phẩm chỉ cần có tối thiểu 70% thành phần hữu cơ là được, 30% còn lại có thể là những hóa chất độc hại nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tránh xa các loại mỹ phẩm có chứa 24 thành phần sau đây:

1. Coal tar hay Coal tar dyes 

24 loại hóa chất độc hại đang có mặt trong mỹ phẩm của bạn

Là nhóm chất nhuộm từ than đá, nhựa đường được tìm thấy trong các loại thuốc nhuộm tóc, dầu gội, sữa tắm, xà phòng, kem dưỡng da,…

Tác hại: Loại hóa chất độc hại này có thể được hấp thụ qua da và da đầu vào cơ thể gây ra nhiễm độc, ung thư. Hiện Coal tar đã bị châu Âu và Canada cấm sử dụng trong mỹ phẩm.

Ký hiệu trên nhãn thành phần: Coal tar solution, tar, coal, carbo-cort, coal tar solution, coal tar solution USP, crude coal tar, estar, impervotar, KC 261, lavatar, picis carbonis, naphtha, high solvent naphtha, naphtha distillate, benzin B70, petroleum benzin

2. DEA/TEA/MEA

Diethanolamine (DEA), Triethanolamine (TEA) và MEA (Monoethanolamine) là các nhóm chất nhũ hóa được dùng để tạo bọt và độ mịn cho các sản phẩm như kem dưỡng, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, sữa tắm, bọt cạo râu, kem đánh răng, kem nền, kem chống nắng, sản phẩm trang điểm…

Tác hại: Gây nhiễm độc cơ thể, ung thư

Ký hiệu trên nhãn thành phần:  Triethanolamine, diethanolamine, DEA, TEA, cocamide DEA, cocamide MEA, DEA-cetyl phosphate, DEA oleth-3 phosphate, lauramide DEA, linoleamide MEA, myristamide DEA, oleamide DEA, stearamide MEA, TEA-lauryl sulfate

3. Formaldehyde (Hay còn được biết là phoọc môn dùng để ướp xác, giữ thực phẩm tươi lâu)

24 loại hóa chất độc hại đang có mặt trong mỹ phẩm của bạn

Là chất bảo quản cực kỳ độc hại hiện đã bị cấm ở nhiều nước như Canada, Thụy Điển, Nhật và Châu Âu. Hiện hóa chất độc hại này vẫn còn được tìm thấy trong nhiều sản phẩm sơn móng tay, gel vuốt tóc, keo dán lông mi, dầu gội, sữa tắm cho trẻ em…

Tác hại: Gây kích ứng da, dùng lâu dài dễ dẫn đến ung thư

Ký hiệu trên nhãn thành phần: Formaldehyde, quaternium-15, DMDM hydantoin, imidazolidinyl urea, diazolidinyl urea, polyoxymethylene urea, sodium hydroxymethylglycinate, 2-bromo-2-nitropropane-1,3-diol (bromopol) and glyoxal

4. Fragrance/Parfum

24 loại hóa chất độc hại đang có mặt trong mỹ phẩm của bạn

Hương liệu tổng hợp có trong hầu hết các sản phẩm làm đẹp như: kem dưỡng, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, son, phấn, nước hoa, toner, serum…

Hương liệu tổng hợp thường chứa nhiều hóa chất độc hại có thể gây kích ứng da, làm khô và tăng tốc độ lão hoá da. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư.

Ký hiệu trên nhãn thành phần: Fragrance, perfume, parfum, essential oil blend, aroma

5. Mineral oil (dầu khoáng)

Là sản phẩm sản xuất từ dầu mỏ có tác dụng làm mềm da, có trong các sản phẩm dưỡng ẩm da, dưỡng môi, kể cả trong dầu thoa da trẻ em. Với giá thành rất rẻ, mineral oil được ứng dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm suốt một thời gian dài cho đến khi người ta phát hiện ra sự độc hại của nó.

Tác hại: Khi thoa lên da, mineral oil làm bít lỗ chân lông, ngăn da điều tiết dầu và hấp thu oxy gây ra mụn, kích ứng và lão hóa sớm. Khi hấp thu vào cơ thể, Mineral oil chứa hóa chất độc hại PAHs gây ung thư, làm suy yếu chức năng gan và suy giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Ký hiệu trên nhãn thành phần: Mineral oil, paraffinum liquidum, paraffin oil, cera microcristallina

6. Petrolatum Jelly 

Petrolatum Jelly cũng là hóa chất độc hại được sản xuất từ dầu mỏ như Mineral oil (dầu khoáng), có công dụng tạo thành màng khóa độ ẩm trên da và tóc. Chất này có trong các sản phẩm làm mềm da, sáp dưỡng môi (Ví dụ: Vaseline)

Tác hại: Là một chất cực kỳ độc hại, sử dụng lâu dài có thể gây dị ứng, kích ứng da, đột biến gien, vô sinh, ung thư…

Ký hiệu trên nhãn thành phần: Petrolatum, petrolatum Jelly

7. Parabens

24 loại hóa chất độc hại đang có mặt trong mỹ phẩm của bạn

Parabens là chất bảo quản từng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong ngành mỹ phẩm nhưng hiện đã bị cấm ở châu Âu. Có mặt trong rất nhiều sản phẩm dưỡng da, trang điểm, làm sạch, tắm gội, đặc biệt là dầu xả…

Tác hại: Đây là một chất rất nguy hiểm vì có tính chất giống như nội tiết tố nữ estrogen, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây ra rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản và sự phát triển của thai nhi, ung thư vú, mãn kinh sớm, loãng xương, tăng tốc độ lão hóa da và cơ thể.

Ký hiệu trên nhãn thành phần: Các hợp chất có chữ “pararaben” trong tên: methylparaben, butylparaben, propylparaben, isobutylparaben, ethylparaben…

8. Propylene Glycol (PG hoặc PEGs)

24 loại hóa chất độc hại đang có mặt trong mỹ phẩm của bạn

Là các chất dùng để duy trì độ ẩm, mịn của sản phẩm dạng kem, dạng lỏng như: kem dưỡng, kem nền, kem đánh răng, sữa dưỡng thể…

Tác hại: Sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất độc hại PEGs lâu dài khiến da bị kích ứng, trở nên khô và lão hóa. Khi hấp thu vào cơ thể, PEGs sẽ gây hại cho não, gan, thận và tăng nguy cơ dẫn đến các cơn đau tim.

Ký hiệu trên nhãn thành phần: propylene glycol, proptylene glycols, 1,2-propanediol

9. Bột than

24 loại hóa chất độc hại đang có mặt trong mỹ phẩm của bạn

Bột than là sản phẩm thu được trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn than đá. Sử dụng nhiều trong các sản phẩm trang điểm như: bút kẻ mắt, mascara, phấn mắt, phấn tạo khối, son môi…

Tác hại: Tăng nguy cơ bị ung thư và ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể.

Ký hiệu trên nhãn thành phần: Carbon black, D & C Black No. 2, acetylene black, channel black, furnace black, lamp black, and thermal black

10. Hóa chất trong kem chống nắng hóa học 

24 loại hóa chất độc hại đang có mặt trong mỹ phẩm của bạn

Các loại hóa chất được dùng phổ biến trong kem chống nắng hóa học là: Retinyl Palmitate, Oxybenzone và Octyl Methoxycinnamate.

Tác hại: Khi sử dụng liên tục trong thời gian dài, các hợp chất trên ngấm qua da, tích tụ trong cơ thể trở thành chất độc gây ra dị ứng, kích ứng da, tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng, rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ gây ung thư.

Ký hiệu trên nhãn thành phần: avobenzone, benzophenone-3, butyl methoxydibenzoylmethane, cinoxate, dioxybenzone, homosalate, menthyl anthranilate, octocrylene, octyl salicyclate, octyl methoxycinnamate (OMC), oxybenzone, padimate O, para amino benzoic acid and PABA esters, phenylbenzimidazole, sulisobenzone

11. Hạt nhựa

24 loại hóa chất độc hại đang có mặt trong mỹ phẩm của bạn

Ngày nay các sản phẩm tẩy tế bào chết, sữa rửa mặt, sữa tắm và kem đánh răng thường có chứa các hạt nhựa li ti nhằm làm tăng khả năng làm sạch, tẩy tế bào chết, đánh bay mảng bám trên răng,…

Tác hại: Thực tế hoàn toàn ngược lại, những hạt nhựa ấy không hề có tác dụng làm sạch và dưỡng da như những hạt hữu cơ (muối, đường,…). Chúng chỉ làm trầy xước da, gây kích ứng, nghẽn lỗ chân lông, hư men răng. Tệ nhất là nếu bạn lỡ nuốt vào những hóa chất độc hại, chúng không thể tan đi hay bị tiêu hóa mà tích tụ trong cơ thể và gây ra nhiều chứng bệnh, tăng nguy cơ bị ung thư.

Ký hiệu trên nhãn thành phần: Contains microbeads, with microabrasives, Polypropylene, Polyethylene

12. Silicone

Đây là hóa chất độc hại được dùng nhiều trong các loại kem lót, kem nền, phấn trang điểm, kem che khuyết điểm, có tác dụng che phủ lỗ chân lông, làm da láng mịn, mượt mà, che khuyết điểm trên da.

Tác hại: Nếu dùng nhiều sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm tăng tiết bã nhờn, gây kích ứng da và sinh mụn. Nếu hấp thụ lượng lớn và thường xuyên có thể gia tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên Silicone được FDA cho phép sử dụng với liều lượng thích hợp, do đó hạy chọn những sản phẩm có chất Dimethincone hoặc Cyclomethicone càng gần cuối danh sách thành phần càng tốt.

Ký hiệu trên nhãn thành phần: Ít khi xuất hiện dưới cái tên Silicone mà thường được ghi là Dimethincone hoặc Cyclomethicone, Cyclotetrasiloxane

13. Kim loại nặng (chì, thủy ngân, kẽm, asen, niken…)

Thường xuất hiện trong mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm với hàm lượng cực ít, có công dụng ngăn tiết mồ hôi, khử mùi, làm sáng da, tẩy trắng, giữ màu lâu phai.

Tác hại: Nếu sử dụng mỹ phẩm chứa hàm lượng kim loại vượt quá mức quy định trong thời gian dài, kim loại sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra ung thư, ảnh hưởng chức năng sinh sản, gây hại cho hệ thần kinh, mất trí nhớ, rối loạn cảm xúc, rối loạn chức năng cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch, tổn thương gan, thận, tim, phổi, kích ứng da, lão hóa da, rụng tóc, rối loạn nội tiết tố…

14. BHA (lưu ý chất này khác với Beta Hydroxy Acid) và BHT

BHA (Butylated Hydroxyanisole) và BHT (Butylated Hydroxytoluene) là chất chống oxi hóa tổng hợp được dùng như chất bảo quản trong son môi và kem dưỡng ẩm.

Tác hại: BHA và BHT có thể gây ra các phản ứng dị ứng, kích ứng trên da. Nó cũng tác động làm rối loạn nội tiết tố dẫn đến tăng nguy cơ bị ung thư ở người sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Tác hại: BHA và BHT có thể gây ra các phản ứng dị ứng, kích ứng trên da. Nó cũng tác động làm rối loạn nội tiết tố dẫn đến tăng nguy cơ bị ung thư ở người sử dụng liên tục thời gian dài.

15. Talc

Talc là bột phấn thường được sản xuất bằng cách nghiền mịn các loại đá, khoáng. Với tính chất hút nước, chống ẩm, talc thường có mặt trong các sản phẩm phấn rôm em bé, phấn nền, phấn phủ và các loại kem phấn trang điểm khác.

Tác hại: Là tác nhân gây rối loạn chức năng hô hấp, các bệnh về phổi, ung thư phổi, ung thư buồng trứng. Kể từ những năm 1980, hồ sơ cho thấy rằng mỗi năm hàng ngàn trẻ sơ sinh tử vong hoặc bệnh nặng sau khi hít ngẫu nhiên của phấn em bé chứa Talc.

16. Triclosan

Triclosan là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam, được xếp vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Hóa chất độc hại này được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da, lăn khử mùi, sữa rửa mặt, kem đánh răng,…

Tác hại: Triclosan có thể ngấm qua da và tích tụ trong cơ thể làm rối loạn nội tiết tố, gây hại đến gan, thận, tim, phổi, gây vô sinh, ung thư.

17. Dibutyl Phthalate or DBP

Dibutyl Phthalate là hợp chất có dạng lỏng như dầu, thường được dùng như một dạng dung môi trong các sản phẩm làm móng và làm tóc.

Tác hại: Nếu tiếp xúc với loại hóa chất này ở mức độ cao trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi.

18. Sodium Lauryl Sulfate (SLS) & Sodium Laureth Sulfate (SLES)

Đây là loại chất tẩy rửa và hoạt chất tạo bọt được tìm thấy trong hơn 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt… vì giá thành rẻ.

Tác hại: Chúng gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, hóa chất độc hại này có thể gây đục thuỷ tinh thể và các vấn đề khác về mắt. Nó có khả năng tương tác với các hóa chất khác để tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư và hàng loạt các vấn đề khác như tổn thương thận và đường hô hấp.

19. Hydroquinone

Được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng trắng và sáng da. Hiện tại, chất này đã bị cấm sử dụng tại Anh.

Tác hại: Có thể gây ung thư và ảnh hưởng khả năng sinh sản.

20. Paraphenylenediamine (PPD)

Được sử dụng trong các sản phẩm tóc và thuốc nhuộm.

Tác hại: Chất này gây độc hại cho da và hệ thống miễn dịch.

21. Phthalates

Phthalates là một nhóm các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến nội tiết được tìm thấy trong các loại mỹ phẩm như sơn móng tay, mùi hương nhân tạo tổng hợp, bao gồm cả nước hoa và các thành phần hương thơm trong các mỹ phẩm khác, keo xịt tóc.

Tác hại: Việc tiếp xúc với Phthalate có thể dẫn đến dậy thì sớm ở các bé gái và làm tăng nguy cơ ung thư vú sau này, dị tật bẩm sinh ở bé nam. Với người lớn, nó gây ra các tổn thương và ung thư ở phổi, gan, thận.

22. Chất chiết xuất từ nhau thai

Được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da và tóc nhờ khả năng thúc đẩy việc tái tạo tế bào.

Tác hại: Nhiều nghiên cứu cho thấy chất này có nguy cơ phá hoại và làm rối loạn nội tiết tố.

23. Toluene

Một hóa dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và than đá. Toluene được tìm thấy trong sơn móng tay, thuốc nhuộm…

Tác hại: Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến buồn nôn, kích ứng da. Phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với nó vì ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Ký hiệu trên nhãn thành phần: benzen, Toluen, phenylmethane, methylbenzene…

24. Benzoyl Peroxide

Là hóa chất độc hại thường thấy trong các loại hóa mỹ phẩm trị mụn.

Tác hại: Benzoyl Peroxide được Hiệp hội hóa chất Mỹ đánh giá là tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương ADN nếu dùng ở nồng độ không thích hợp. Dễ gây kích ứng da, mắt và hô hấp.

Bạn đã có thêm thông tin và kiến thức về 24 loại hóa chất độc hại cần tránh để có thể chọn cho mình những sản phẩm làm đẹp tốt nhất cho sức khỏe bản thân và gia đình. Tuy nhiên, sự lựa chọn vẫn thuộc về bạn.

Xem thêm

 Nguyễn Thị Hồng Hạnh: “Ăn chay không chỉ có nấm và đậu hũ”

Mỹ phẩm Organic: “Xanh hóa” việc làm đẹp

5 công thức mỹ phẩm thiên nhiên tự làm tại nhà

Nhóm thực hiện

Bài: Thanh Vân (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE & Safecosmetics )

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more