Bạn phù hợp với kem chống nắng hoá học hay kem chống nắng vật lý?

Đăng ngày:

Bạn phù hợp với kem chống nắng hoá học hay kem chống nắng vật lý? Cơ chế hoạt động, ưu và khuyết của từng loại chống nắng là như thế nào?

Thoa kem chống nắng mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích cho làn da và sức khoẻ. Bởi lẽ, kem chống nắng sẽ giúp chúng ta tránh được tình trạng lão hoá da, xuất hiện các đốm nâu và ngăn ngừa ung thư thư da. Trên thị trường có 2 dạng thức: kem chống nắng hoá học và vật lý. Vậy, bạn phù hợp với kem chống nắng nào hơn?

Team chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý sẽ nằm trên bề mặt da và hoạt động một tấm gương phản xạ lại các tia UV gây hại. Nói cách khác, kem chống nắng vật lý sẽ tạo màn chắn không để tia bức xạ tiếp xúc được với da.

Đặc điểm nhận dạng kem chống nắng vật lý:

Trong thành phần có các chất: Zinc oxide và Titanium dioxide. Titanium dioxide có khả năng chống được tia UVB nhưng không thể chống được hoàn toàn UVA. Tuy nhiên, Zinc oxide có khả năng chống được cả UVA và UVB.

Bạn phù hợp kem chống nắng hoá học hay kem chống nắng vật lý?

Ảnh: rhondaallison

Ưu điểm của kem chống nắng vật lý

Cả 2 hoạt chất Zinc oxide và Titanium dioxide đều có tính ổn định cao, được FDA công nhận an toàn với sức khoẻ và không gây ra gốc tự do. Các hoạt chất này sẽ phát huy khả năng chống nắng ngay khi chúng ta vừa thoa lên da.

Bạn phù hợp kem chống nắng hoá học hay kem chống nắng vật lý?

Ảnh: beautyheaven

Khuyết điểm của kem chống nắng vật lý

Vì cơ chế hoạt động tạo lớp màng bảo vệ da nên kem chống nắng vật lý thường tạo vệt trắng trên bề mặt da. Có một số loại kem chống nắng vật lý còn khiến chúng ta có cảm giác bí bách, gây hiện tượng bóng nhờn. Ngoài ra, kem chống nắng rất dễ bị “trôi tuột” khỏi da, đặc biệt là khi da bị cọ xát với vật thể bên ngoài nên chúng ta cần phải thoa lại thường xuyên.

Bạn phù hợp kem chống nắng hoá học hay kem chống nắng vật lý?

Ảnh: Studio Firma

Kem chống nắng vật lý phù hợp cho: làn da nhạy cảm, da thường và da khô, những làn da nhạy cảm với nhiệt độ cao (ví dụ như bệnh nhân mắc chứng đỏ mặt Rosacea).

Team chống nắng hoá học

Kem chống nắng hoá học hoạt động như màng lọc tia UV. Kem chống nắng hoá học sẽ hấp thụ các tia bức xạ và phân huỷ dưới dạng nhiệt năng chúng trước khi các tia UV tiếp xúc với da.  

Đặc điểm nhận dạng kem chống nắng hoá học

Có các thành phần: Oxybenzone, Avobenzone, Sulisobenzone, Octisalate, Octocrylene, Homosalate, Octinoxate… Ngoài ra, nếu bạn không thấy Zinc oxide và Titanium dioxide trong sản phẩm của mình thì đó sẽ là kem chống nắng hoá học.

Bạn phù hợp kem chống nắng hoá học hay kem chống nắng vật lý?

Ảnh: PEOPLEIMAGES/GETTY IMAGES

Ưu điểm của kem chống nắng hoá học

Kem chống nắng hoá học thường có kết cấu lỏng, mỏng nhẹ, thấm vào da và không để lại vệt trắng trên da. Một số hoạt chất trong kem chống nắng hoá học có khả năng bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời tốt hơn.

Bạn phù hợp kem chống nắng hoá học hay kem chống nắng vật lý?

Ảnh:

Khuyết điểm của kem chống nắng hoá học

Kem chống nắng hóa học có khả năng gây kích ứng da hơn so với kem chống nắng vật lý. Kem chống nắng hoá học có chỉ số SPF càng cao sẽ càng dễ gây kích ứng, đặc biệt cho làn da nhạy cảm. Một số thành phần trong kem chống nắng hoá học (ví dụ như Avobenzone) không ổn định khiến khả năng chống nắng suy giảm.

Bạn phù hợp kem chống nắng hoá học hay kem chống nắng vật lý?

Ảnh: gizmodo

Vì các tia tử ngoại sẽ bị chuyển hoá thành nhiệt năng, làm tăng nhiệt độ trên bề mặt da gây khó chịu cho một số bệnh nhân nhạy cảm với nhiệt độ cao như chứng đỏ mặt Rosacea.

Chúng ta nên thoa kem chống nắng hoá học ít nhất 20 phút trước khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Đồng thời, thoa kem chống sau mỗi 2 giờ để đạt hiệu quả chống nắng cao nhất.

Kem chống nắng hoá học sẽ phù hợp với: da dầu, những bạn cần một lớp kem chống nắng hoạt động như lớp kem lót trước khi trang điểm.

Bạn phù hợp kem chống nắng hoá học hay kem chống nắng vật lý?

Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, ngày nay các nhà sản xuất đã áp dụng những công nghệ tiên tiến và công thức thành phần cải tiến giúp nâng cao thêm ưu điểm và khắc phục khuyết điểm của cả 2 loại kem chống nắng. Điều này giúp chúng ta có thêm nhiều sự lựa chọn cho sản phẩm kem chống nắng hàng ngày.

Khi sử dụng kem chống nắng, chúng ta nên sử dụng thêm các sản phẩm tẩy trang như nước tẩy trang Micellar water hoặc dầu tẩy trang… để loại bỏ hoàn toàn sản phẩm trên da.

Xem thêm:

Nên sử dụng kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng da?

Kem chống nắng vật lý và hóa học khác nhau thế nào?

Thực hiện: Aaron Nguyen

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Việt Nam

Tham khảo: drdesjarlais

Hình ảnh: Rosshelen / Getty Images, beautyheaven

Nhóm thực hiện

Thực hiện: Aaron Nguyen

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Việt Nam

Tham khảo: drdesjarlais

Hình ảnh: Rosshelen / Getty Images, beautyheaven

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more