Mụn luôn là nỗi ám ảnh của các cô gái trên con đường làm đẹp. Đừng vội tưởng rằng mụn chỉ xảy ra ở giai đoạn dậy thì vì bạn cũng có khả năng bị mụn ở độ tuổi trưởng thành. Ngoài những nguyên nhân gây mụn như dị ứng kem dưỡng ẩm, thay đổi nội tiết tố hay ăn đồ cay nóng, các vi khuẩn gây mụn còn xuất hiện ở những nơi bạn hoàn toàn không ngờ tới. Những ổ vi khuẩn rất gần quanh bạn mà nếu không đề phòng, những đốm mụn sẽ lần lượt kéo tới mà bạn sẽ không bao giờ trị dứt. Cùng ELLE tìm hiểu một số nguyên nhân dưới đây nhé!
BÀI LIÊN QUAN
1. Ruột gối
Bạn chắc hẳn đã nghe các chuyên gia da liễu khuyên rằng hãy thay vỏ gối ít nhất 1 tuần/lần. Vì các vi khuẩn ở vỏ gối có rất nhiều. Nó đến từ lớp dầu và kem dưỡng vào buổi tối khi bạn nằm từ mái tóc của bạn cả một ngày dài. Do đó, thay vỏ gối 1 tuần/lần là điều hợp lý để bảo vệ làn da. Nhưng điều bạn bỏ quên đi chính là ruột gối. Ruột gối chứa gòn và thu hút rất nhiều bụi, vi khuẩn. Các vi khuẩn trong ruột gối sẽ dễ dàng xuyên qua vỏ gối và thâm nhập vào trong lỗ chân lông của bạn, dễ dàng gây ra mụn. Vì thế theo lời đề nghị, bạn nên giặt ruột gối 6 tháng/lần để đảm bảo không có vi khuẩn tồn tại trong gối. Bên cạnh đó, nếu có thời gian bạn cũng cần hút bụi ruột gối, điều này sẽ giảm thiểu phần nào bụi tích tụ trong gối.
BÀI LIÊN QUAN
2. Kem dưỡng da tay/dưỡng cơ thể
Bạn có biết rằng vì sao kem dưỡng da tay/cơ thể lại khác với kem dưỡng da mặt không? Đó chính là vì trong thành phần sản phẩm có hand cream coconut oil, algae extract hay sodium chloride rất dễ gây ra mụn nếu tiếp xúc lên da mặt. Vậy làm thế nào kem dưỡng da tay lại gây ra mụn trên mặt?
Các cô gái thường có thói quen bôi kem dưỡng da tay hay dưỡng cơ thể vào tay mỗi tối đi ngủ. Và những tư thế ngủ sẽ vô tình khiến lớp kem dưỡng da đó tiếp xúc với da của bạn. Vô tình, những chất trên kem dưỡng da tay đó sẽ thấm vào trong da, hoạt động sâu vào lỗ chân lông làm da bị bí tắc và dễ dàng sinh ra mụn. Vì vậy, khi sử dụng kem dưỡng cơ thể hoặc dưỡng da tay khi đi ngủ, bạn nhớ cẩn thận xem kỹ những thành phần nhé!
BÀI LIÊN QUAN
3. Thuốc bổ có chứa I – ốt
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ multi-vitamins mà bạn chọn sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, những loại thuốc bổ đó thường có bổ sung một lượng I – ốt vào cơ thể và có khả năng làm bạn bị nổi mụn dị ứng. Vì vậy nếu muốn bổ sung và thử loại thành phần này, bạn cũng có thể sử dụng muối ăn để kiểm tra độ thích ứng của làn da và cơ thể.
4. Màn hình điện thoại
Thời đại công nghệ tiên tiến nên việc sở hữu một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng với các cô gái là điều dễ dàng. Nhưng vô tình, chiếc màn hình cảm ứng đó lại mang đến vi khuẩn cho làn da của bạn. Khi bạn dùng tay để sử dụng và sau đó lại áp điện thoại lên mặt để nghe, chiếc điện thoại trở thành vật vận chuyển vi khuẩn từ tay sang da mặt của bạn, làm tăng nguy cơ bị mụn. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên sử dụng cồn em bé để vệ sinh màn hình điện thoại diệt vi khuẩn.
BÀI LIÊN QUAN
Nếu bạn không chú ý thật cẩn thận hững nguyên nhân trên, bạn sẽ dễ dàng vướng phải tình trạng mụn không mong muốn ở bất kì độ tuổi nào. Vì vậy hãy cố gắng lưu tâm và thực hiện biện pháp để giảm thiểu tối đa khả năng nguyên nhân gây mụn nhé!
—
Xem thêm:
Kendall Jenner chia sẻ về làn da mụn trong quá khứ
Cách trị mụn trứng cá bằng tinh dầu tràm trà
5 lưu ý về cách trị mụn hiệu quả dành cho da khô
Nhóm thực hiện
Hải Liên (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE, tham khảo DoctorOz)