Những thành phần độc hại trong mỹ phẩm bạn cần tránh
Điểm qua những thành phần độc hại trong mỹ phẩm để tránh được tình trạng “tiền mất tật mang” với những hậu quả không chỉ cho da mà còn cả sức khỏe. Chăm sóc da không chỉ đòi hỏi quy trình, thao tác mà cốt lõi là ở loại sản phẩm làm đẹp mà bạn chọn!
Da là bộ phận bao trùm cơ thể, có khả năng hấp thu đến 60% các sản phẩm được thoa, xức trực tiếp. Hầu hết các sản phẩm chăm sóc da đều có chung mục đích là cung cấp các dưỡng chất cần thiết, giúp da đủ sức sống hoặc phục hồi sau tổn thương. Nhưng suy cho cùng, các sản phẩm chăm sóc đều được cấu thành từ hỗn hợp các chất khác nhau. Đó có thể là thành phần tự nhiên, cũng có thể từ các loại hóa chất… Một số thành phần thực sự mang lại tác động tích cực cho da, so khác lại chính là nguyên nhân khiến càng dưỡng, da chỉ thêm tệ. Vậy thành phần độc hại trong mỹ phẩm nào làm làn da lụa là phải chịu nhiều hậu quả? Cùng ELLE tìm hiểu nhé!
1. Thành phần dầu khoáng/Mineral oil
Hiện diện trong mỹ phẩm dưới tên gọi: Petrolatum, paraffinum liquidum, paraffin oil, cera microcristallina…
Mineral oil là khoáng dầu, được hình thành từ dầu hỏa thô (khi đun dầu hỏa lên 210°C rồi lược bỏ một số thành phần sẽ thu được dầu khoáng). Chất này có tác dụng làm mềm da và thường bắt gặp ở các sản phẩm dưỡng ẩm, kem nền, sữa tẩy trang, son dưỡng môi…
Tuy xuất hiện ở đa dạng các loại mỹ phẩm một cách “có chủ đích”, nhưng thường xuyên sử dụng dầu khoáng sẽ ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn… Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có thể gây ung thư hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
2. Hydroquinone
Được định dạng dưới tên: Mercury, calomel, mercurio, mercurio chloride…
Hydroquinone là hoạt chất thường có trong làm làm trắng da. Bởi mong muốn sở hữu nước da trắng nõn, nhiều nàng không ngại sử dụng các tinh chất, kem dưỡng trắng hoặc thường xuyên đi tắm trắng, nhưng không biết rằng đó là cuộc chơi với “tử thần” hydroquinone.
“Lạm dụng” chất làm trắng không chỉ phá hủy các tế bào da, mà còn can thiệp trực tiếp vào quá trình chuyển hóa năng lượng và gây ảnh hưởng xấu đến nội tạng. Lâu dần, sức khỏe càng suy yếu hay có nguy cơ gây ung thư cao. Chính vì những hậu quả khó lường nên thành phần độc hại trong mỹ phẩm này cần được loại bỏ khi chọn mua.
3. Fragrance/Parfum
Thường được tìm thấy trong: Kem dưỡng ẩn, khử mùi, mặt nạ, dầu gội, dầu xả…
Fragrance hay Parfum là một thuật ngữ chung được sử dụng để bảo vệ các công thức tạo mùi bí mật của sản phẩm. Thành phần này dùng để tạo ra hương thơm nhân tạo cho mỹ phẩm. Đó chính là lý do bản sẽ cảm thấy mùi hương nhẹ nhàng, nhưng vẫn thoang thoảng mùi hóa học mỗi khi sử dụng.
Chất tạo mùi mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn. Nhưng theo nghiên cứu gần đây của nhóm Công tác Môi trường về Chiến dịch mỹ phẩm an toàn vừa công bố: “Hương thơm có thể chứa chất gây rối loạn hormone, dẫn đến hiện tượng dị ứng, đau đầu, choáng váng, phát ban, khó thở hoặc thậm chí ảnh hưởng tới hệ thông sinh sản“.
[inline_artice id=153456]
4. Polyethylene (PEGs)
Polyethylen có tên viết tắt là PEGs là nhóm các hợp chất cao phân tử. Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, PEGs thường được sử dụng làm chất dưỡng ẩm, chất nhũ hóa (giúp đồng nhất dầu và nước), chất vận chuyển (giúp các thành phẩm khác thấm vào da nhanh và sâu hơn).
Theo trung tâm Thông tin Công nghệ – Sinh học Mỹ chia sẻ: “Chưa có đánh giá đầy đủ về tính an toàn của PEGs. Tuy nhiên hiện nay, PEGs đang được tổng hợp bằng phản ứng hóa học, quy trình này cũng tạo ra nhiều chất độc kèm theo như: Ethylene oxides, hợp chất polycyclic aromaticm, các kim loại nặng bao gồm chì, sắt, cobalt, nickel, cadmium, arsenic (thạch tín)…” Những thành phần độc hại trong mỹ phẩm như vậy có thể gây kích ứng da, khiến da nhờn, tổn thương… lâu dần trở thành “tiền đề” cho bệnh ung thư.
5. Paraben
Xuất hiện dưới tên in trên bao bì như: Isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylpar. Và thường “góp mặt” ở các sản phẩm trang điểm, kem dưỡng ẩm, gel cạo râu…
Paraben là chất kháng khuẩn và kháng nấm, được dùng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất. Một số nghiên cứu báo buộc paraben gây mấy cân bằng nội tiết tố, rối loạn sinh sản nếu sử dụng lâu dài. Mặc dù biết nhờ paraben mà mỹ phẩm có hạn sử dụng lâu hơn, nhưng để đánh đổi lại các hậu quả khác cho da thì đây là việc cần được cân nhắc.
Công cuộc làm đẹp không chỉ khó ở phần kỹ thuật bởi đòi hỏi sự khéo léo và điêu luyện của đôi tay, mà còn cầu kỳ ở khâu chọn được loại sản phẩm phù hợp. Trên đây là các thành phần độc hại trong mỹ phẩm mà ELLE muốn giới thiệu, bên cạnh những tác dụng tích cực thì các chất này cũng đín kèm mặt trái, nên cần được bạn xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn mua để tránh gây ảnh hưởng không chỉ đến da mà còn cả sức khỏe.
Xem thêm:
4 nhóm thành phần chăm sóc da không nên kết hợp chung
3 cặp thành phần trong mỹ phẩm tuyệt đối không được dùng chung
Quyền Thùy Giang
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Việt Nam
Tham khảo: Helloglow
Ảnh: NewYork Services Pros/Beautybv