Giai đoạn 1: Chấn động và không tin
Phản ứng đầu tiên thường thấy của con người khi nói hoặc phải nghe lời chia tay chính là không dám tin và không muốn tin sự thật này. Họ thường tìm mọi cách để chứng minh rằng tình yêu của mình vẫn tồn tại, nhưng kết quả họ nhận về thường là những nuối tiếc về quá khứ và sự thật phũ phàng trong hiện tại.
Lời khuyên cho bạn lúc này là nên can đảm đối mặt với thực tế mối quan hệ của mình và người ấy đã chấm dứt, dù vì lý do gì đi nữa. Sự thừa nhận dứt khoát có thể khiến bạn đau khổ nhưng vết thương sẽ không bị “loét” rộng thêm.
Giai đoạn 2: Phẫn nộ và đau thương
Có thể vì sự phản bội của đối phương mà tình yêu của bạn phải kết thúc, điều này sẽ khiến bạn đi từ chỗ không chấp nhận dẫn đến phẫn nộ và nhen nhóm lửa thù hận trong lòng. Bạn cảm thấy đối phương đáng ghét và ép mình phải hận, nhưng đồng thời với tâm lý này, bạn cũng đau khổ nhiều hơn vì tình cảm của mình không được trân trọng. Ở giai đoạn này, bạn không nên đè nén cảm xúc trong lòng, hãy viết ra mọi thứ diễn biến trong tim mình, nhất là liệt kê những khuyết điểm, sai lầm của đối phương, sau đó xé vụn những mảnh giấy đó đi hoặc đốt nó, cách làm này giúp bạn trút được u uất mà vẫn giữ được những điều thầm kín chỉ riêng mình biết.
BÀI LIÊN QUAN
Giai đoạn 3: Vãn hồi và khẩn cầu
Sau những căm giận, thứ sót lại trong lòng toàn là buồn thương, xây dựng một tình yêu đã không dễ dàng, vì vậy bạn thật khó chấp nhận để tình yêu kết thúc như vậy. Lúc này, bạn sẽ có tư tưởng dẹp bỏ cả lòng tự trọng để làm mọi cách cứu vãn mối quan hệ. Trừ phi đối phương vẫn nặng tình hay hai bạn chỉ là hiểu lầm mà rạn nứt thì vẫn có cơ hội làm lành. Nhưng thông thường khi một người đã muốn chia tay thì mọi cố gắng của bạn chỉ đổi lại đau khổ nhiều hơn. Hãy mạnh dạn nhìn nhận rằng sự ra đi của đối phương đã cho thấy họ không còn muốn trân trọng tình yêu này nữa và bạn không đáng để hao tổn sức lực níu kéo, càng níu kéo vết thương sẽ càng sâu, bạn sẽ khó vực dậy được.
Giai đoạn 4: Chơi trò chơi tình ái
Lúc này, có thể bạn đã không còn niềm tin vào tình yêu nữa và có xu hướng tìm kiếm “vật thay thế”. Bạn có thể vội vàng bắt đầu một cuộc tình với người mới để chứng minh mình đã bước ra khỏi tổn thương vừa qua. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đơn thuần muốn khỏa lấp cô đơn, thậm chí trả thù người cũ mà dấn thân vào tình yêu với người xa lạ chỉ khiến bản thân mệt mỏi hơn. Việc bạn nên làm là thay đổi môi trường, có thể tạm thời tránh tiếp xúc với những hoàn cảnh, những con người hay những đồ vật gợi nhớ kỷ niệm xưa. Bạn cũng có thể làm mới bản thân bằng những việc mình cảm thấy hứng thú, dần dần niềm vui sẽ trở lại và tâm trạng phục hồi, lúc này lại yêu cũng chưa muộn.
BÀI LIÊN QUAN
—
Xem thêm
Chia tay người yêu … nên buồn vì điều gì?
7 trạng thái cảm xúc tâm lý phụ nữ sau khi chia tay
16 thổ lộ giúp vượt qua cú shock chia tay người yêu
Nhóm thực hiện
Tạ Lê Phương (Nguồn: Tạp chí Phái Đẹp ELLE)