Lifestyle / Bí quyết sống

Hãy tư duy tích cực khi có thể!

Tư duy tích cực là điều cần thiết và nhận biết được những đặc điểm nhận diện kẻ tiêu cực sẽ giúp ta tự nhìn lại và tạo động lực để tái tạo, thay đổi năng lượng sống cho bản thân.

Con người biết “nắm” và “buông” đúng lúc thì hạnh phúc tự nhiên sẽ đến. Một điều đáng buồn là xã hội càng hiện đại thì ngày càng có nhiều người sống thiếu tư duy tích cực, luôn trong tâm thế tiêu cực. Điểm đặc trưng nhất của họ chính là hay phàn nàn, than vãn và cảm thấy mình thật bất hạnh. Hãy thử một lần nói chuyện với chính mình để xem bạn có vướng vào một trong những “tư duy của kẻ tiêu cực” sau đây hay không nhé. Nhận ra “mặt trái” của mình sẽ giúp bạn kịp thời điều chỉnh và cải thiện để có một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Hãy tư duy tích cực khi có thể!

Kẻ tiêu cực luôn oán trách cuộc sống bất hạnh nhưng không hề có sự nỗ lực và thay đổi thực tiễn nào

Người có cảm giác hạnh phúc mạnh mẽ luôn hiểu được một sự thật rằng cuộc sống thì không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Lúc gặp phải vấn đề, họ sẽ không than vãn mà tích cực tìm phương án để giải quyết, dám thừa nhận sai lầm nếu có và chịu trách nhiệm cho những việc mình làm.

Kẻ tự cho mình không may mắn phần nhiều lại chỉ biết than trời trách đất, oán người. Họ cho rằng mình là “người bị hại” trong một xã hội bất công. Những người này sống quanh quẩn giữa một nguồn năng lượng tiêu cực nhưng khi được khuyên về một tư duy tích cực lên và cố gắng hành động thì họ chỉ biết nói: “Không dễ dàng như vậy đâu”, “Tôi không có khả năng”, “Bạn nghĩ tôi không muốn à, nhưng mà…”.

Kẻ tiêu cực luôn so sánh mình với người khác và dễ đố kỵ

Những người thích so đo, đố kỵ luôn có một tư tưởng kiểu như hạnh phúc, may mắn của người khác chính là được “cướp” từ ở chỗ họ. Nói khó nghe một chút chính là không muốn nhìn thấy người khác có được cuộc sống tốt đẹp, cũng lòng đố kỵ này mà họ khó có được một tâm thái bình ổn và khỏe mạnh.

Người tiêu cực luôn bám riết vào những điều tốt của người khác và bị vây trong mớ câu hỏi của chính mình: “Tại sao không phải là tôi?”. Đố kỵ và oán hận sẽ khiến một người trở nên phiến diện và thấy mình bất hạnh, trong khi thực tế họ vẫn có một cuộc sống mà bao người hằng mong ước. Song, vì cứ mãi nhìn ngắm và ganh ghét may mắn ở người khác nên họ gần như không nhận ra sự may mắn mình đang có.

.

Hãy tư duy tích cực khi có thể!
Con người cần rèn cho mình khả năng nhận xét và phán đoán ai đáng tin vậy, ai cần phải đề phòng.

Kẻ tiêu cực thích tám chuyện phiếm và càu nhàu

Trong xã hội này không hiếm khi bạn sẽ gặp phải những người thích huyên thuyên đủ chuyện phiếm trong cuộc trò chuyện. Đa số họ chỉ kể lể những thứ “bất hạnh” của mình, hoặc là phàn nàn về những chuyện bất mãn gặp phải trong cuộc sống. Thói quen này về lâu dài khiến họ trở nên cô lập, dễ bị kích động, không thể giao tiếp với người khác một cách tích cực.

Kẻ tiêu cực thấy ai cũng không đáng tin

Xã hội hiện đại, nhiều người sẽ có tư tưởng “nếu mình lương thiện quá sẽ tự hại chính mình”. Ở một góc độ nào đó thì điều này chưa hẳn không đúng. Con người cần rèn cho mình khả năng nhận xét và phán đoán ai đáng tin vậy, ai cần phải đề phòng. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những người tiêu cực họ chỉ bám riết lấy cái ý nghĩ “ai cũng có thể hại mình” và luôn nơm nớp lo sợ khi đứng trước người khác. Tâm thái này khiến họ mất đi khái niệm của sự tín nhiệm, thiếu tư duy tích cực và không có lòng tin với cuộc sống do đó mà khó có được các mối quan hệ chân chính.

Kẻ tiêu cực chỉ nhắm vào mặt xấu của mọi sự vật, sự việc

Hằng ngày đều có vô số những chuyện không hài lòng xảy ra, nhưng con người cũng không thể phủ nhận rằng trên đời này vẫn luôn có người tốt, việc tốt. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, cho nên điều chúng ta có thể làm là học cách cân bằng tâm thái và luôn vững vàng trước mọi biến cố.

Tuy nhiên, người tiêu cực đa số lại phiến diện. Họ chỉ nhìn thấy mặt xấu của vấn đề và cực kỳ nhạy cảm với chúng. Họ gần như không tìm ra được mặt tích cực bởi tâm trí lúc nào cũng bị gam màu đen của xã hội vây lấy.

.

Hãy tư duy tích cực khi có thể!
Trong phạm vi năng lực của chúng ta, có đến 40% những bất hạnh đều có thể thay đổi.

Kẻ tiêu cực sống qua ngày trong nỗi lo âu và sợ hãi

Những người vui vẻ tích cực cũng phải trải qua sợ hãi, lo âu, nhưng họ biết rằng đây chỉ là thực trạng tạm thời và sẵn sàng cố gắng để vượt qua. Còn người tiêu cực thì ngược lại. Bất cứ chuyện gì họ cũng luôn cảm thấy mình sẽ phạm sai lầm, sẽ thất bại và kết quả là tự kìm hãi chính mình. Tư tưởng này khiến họ luôn bị áp lực căng thẳng quá mức, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tâm lý.

Kẻ tiêu cực không phân biệt được cái gì là khống chế, cái gì là nỗ lực và thuận theo tự nhiên

Người sở hữu tư duy tích cực sau khi vạch ra mục tiêu sẽ phấn đấu hết sức để thực hiện. Họ biết rằng sẽ không thuận lợi dễ dàng, có lúc cũng sẽ thất bại và tuyệt vọng nhưng điều này không làm họ sợ hãi và bỏ cuộc. Người tiêu cực lại thích khống chế bản thân. Họ muốn toàn quyền chi phối cuộc đời mình, thế nên khi kết quả không như mong muốn, họ bị đả kích nặng nề và không biết nghĩ cách để vượt qua.

Kỳ thực ai cũng phải có những ngày tháng khó khăn. Đây có thể là do trời định nhưng mà khó khăn trong bao lâu thì chưa hẳn lỗi hết tại ông trời. Chuyên gia tâm lý học thuộc trường Đại học bang California (Mỹ) Sonja Lyubomirsky đã từng phát biểu: Trong phạm vi năng lực của chúng ta, có đến 40% những bất hạnh đều có thể thay đổi. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình luôn bất hạnh, trước hết hãy nhìn nhận thẳng thắn bản thân xem bạn đã cố gắng thay đổi chúng hay chưa.

__

Xem thêm:

Sống tích cực bằng việc tự đặt ra các câu hỏi

10 điều cần “cai” giúp bạn thay đổi cuộc sống tích cực

Cách khắc phục bản tính hiếu thắng

Nhóm thực hiện

Tạp chí Phái Đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)