Lifestyle / Bí quyết sống

Khám phá bản thân: Giải mã 15 cơ chế tự vệ tâm lý

Nhiều suy nghĩ, hành vi mà bạn cho rằng bình thường và hợp lý thì có thể bạn đang áp dụng cơ chế tự vệ tâm lý mà chính bạn chưa khám phá bản thân mình đủ để ý thức được đấy!

Cơ chế tự vệ hầu hết nằm trong hoạt động tâm lý của con người, chức năng của nó cũng tương tự như hệ thống miễn dịch về mặt sinh lý vậy. Khi con người vì một nguyên nhân nào đó mà sắp hoặc đã rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, họ sẽ mượn cơ chế tự vệ tâm lý để giảm bớt hoặc tránh khỏi những đau khổ, bất an, và thích ứng hơn với cuộc sống. Cùng khám phá bản thân bạn qua bài viết bổ ích này nhé:

1. Hợp lý hóa

.

Khám phá bản thân Giải mã cơ chế tự vệ tâm lý_ellevietnam1
Ví dụ: bạn lỡ mất cơ hội chỉ vì tính chần chừ của mình, nhưng bạn không muốn thừa nhận nó mà tự biện hộ bằng ý nghĩ “tại mình muốn chậm mà chắc thôi, cái gì của mình sẽ là của mình thôi”.

Khi động cơ hay hành vi của bạn không được xã hội chấp nhận, hoặc vì nó mà bạn gặp trắc trở, để giảm bớt xung đột động cơ hay sự căng thẳng và lo lắng do thất bại gây ra, bạn sẽ tìm một số lý do đúng đắn hoặc oan uổng về mặt biểu hiện để biện hộ cho bản thân. Đương nhiên những lý do này không thể có tác dụng và cũng không phải là lý do thật, lý do tốt. Tuy nhiên ở một vài trường hợp nhất định thì chúng có thể có tác dụng tự vệ về mặt tâm lý. Ví dụ: bạn lỡ mất cơ hội chỉ vì tính chần chừ của mình, nhưng bạn không muốn thừa nhận nó mà tự biện hộ bằng ý nghĩ “tại mình muốn chậm mà chắc thôi, cái gì của mình sẽ là của mình thôi”.

2. Mô phỏng

Cơ chế này có nghĩa là: bạn đem những mong muốn, đặc điểm cá tính của người khác “hấp thu” thành cái của mình một cách vô thức, và biểu hiện nó ra ngoài. Đối tượng được mô phỏng luôn là người mà bạn kính trọng hoặc đặc trưng hành vi mà bạn yêu mến. Bạn dùng cách mô phỏng để giải tỏa đau khổ, lo âu của cá nhân mình, đồng thời có thể “hưởng thụ” niềm vui thành công của người khác. Ví dụ như mô phỏng tạo hình hay hành vi của ngôi sao bạn thần tượng chẳng hạn.

3. Đè nén tiềm thức

.

Khám phá bản thân Giải mã cơ chế tự vệ tâm lý_ellevietnam3
Tuy chúng không hề mất đi, nhưng bạn sẽ tạm thôi ý thức đến sự tồn tại của chúng, cũng sẽ không vì chúng mà cảm thấy căng thẳng, phiền muộn nữa.

Bạn có cơ chế “áp chế” những dục vọng, tình cảm hay động cơ mà lý trí của mình không thể chấp nhận. Tuy chúng không hề mất đi, nhưng bạn sẽ tạm thôi ý thức đến sự tồn tại của chúng, cũng sẽ không vì chúng mà cảm thấy căng thẳng, phiền muộn nữa. Ví dụ: một cô gái hay đi cùng một người con trai, thế là mọi người bàn tán hai người đang hẹn hò, có thể trong lòng cô gái cũng mong muốn hai người thật sự yêu nhau nhưng lý trí vẫn không thoải mái khi người ta bàn tán như thế.

4. “Đổ thừa” võ đoán

Đem những tính cách, thái độ, ý niệm, dục vọng mà bản thân không thích hay không thể chấp nhận chuyển sang người khác hay thế giới bên ngoài và võ đoán rằng người khác có động cơ này. Hành động này giúp bạn tránh những đau khổ mà mình phải gánh lấy. Tuy nhiên, người quen dùng cách này để duy trì cân bằng tâm lý sẽ thường ảnh hưởng đến khả năng hiểu thấu được chính mình, cũng ảnh hưởng đến sự giao tiếp với mọi người. Vì vậy nên thận trọng khi dùng cơ chế tự vệ tâm lý này. Ví dụ: bạn rất thụ động, chậm chạp và bạn không thích tính cách này ở mình, tuy vậy bạn không hoàn thiện mình, không khám phá bản thân mình mà lại “đổ thừa” rằng do người khác sống nhanh, sống vội mà thôi.

5. Phản ứng ngược

.

Khám phá bản thân Giải mã cơ chế tự vệ tâm lý_ellevietnam4
Thông thường thì suy nghĩ và hành vi sẽ khá thống nhất với nhau, nhưng có lúc bạn sẽ có hiện tượng “nghĩ một đằng, làm một nẻo”. Đây chính là cơ chế tự vệ kiểu phản ứng ngược.

Nội tâm bạn đang có một động cơ hay kích động nào đó mà nếu thừa nhận sẽ cảm thấy bất an, cho nên kết quả là bạn biểu hiện ngược lại hoàn toàn với những gì đang tồn tại trong lòng. Thông thường thì suy nghĩ và hành vi sẽ khá thống nhất với nhau, nhưng có lúc bạn sẽ có hiện tượng “nghĩ một đằng, làm một nẻo”. Đây chính là cơ chế tự vệ kiểu phản ứng ngược. Ví dụ bệnh nhân rất lo cho bệnh tình của mình nhưng trước mặt người khác lại tỏ ra bất cần, không quan tâm.

6. Cơ thể hóa

Bạn lấy những đau khổ, lo âu về mặt tinh thần chuyển hóa thành bệnh tật của cơ thể để giảm bớt sự căng thẳng trong tâm lý. Ví dụ, một người thường xuyên bị suy nhược thần kinh lại phủ nhận tư duy của mình có vấn đề, đồng thời nhấn mạnh sự căng thẳng trong lòng là do cơ thể bị yếu hay chứng mất ngủ tạo thành mà thôi.

7. Đổi vị trí

Những nguyện vọng hay tâm trạng của một sự vật nào đó trong vô thức được chuyển sang một sự vật khác. Ví dụ: một học sinh bị xem thường ở trường học thường đem những oán giận đối với thầy cô, bạn bè chuyển sang những người thân trong gia đình, cách này giúp em học sinh đó bình tĩnh trở lại.

8. Hoang tưởng

.

Khám phá bản thân Giải mã cơ chế tự vệ tâm lý_ellevietnam2
Cơ chế tự vệ này thường được những người yếu đuối áp dụng.

Khi gặp phải vấn đề không có khả năng giải quyết, bạn sẽ lấy bản thân đặt vào một cảnh giới tưởng tượng để thoát ly hiện thực, dùng những hư cấu phi thực tế để ứng phó với khó khăn, trở ngại đang gặp, từ đó có thể đạt được cân bằng trong tâm lý. Cơ chế tự vệ này thường được những người yếu đuối áp dụng.

9. Thăng hoa

Nguyện vọng mà trong hiện thực không thể nào thỏa mãn sẽ được bạn áp dụng một cách thức phù hợp với quy phạm đạo đức xã hội nào đó để thỏa mãn. Ví dụ: những mong muốn mang tính công kích không thể tùy tiện dùng trong cuộc sống thì lại có thể cho bạn sự thỏa mãn từ những trận đấu bóng, đi săn…

10. Bù đắp

Đây là chỉ mục tiêu, lý tưởng mà bạn theo đuổi gặp phải trở ngại hay do thiếu sức khỏe, hành động sai lầm mà thấy bại, khi đó bạn sẽ chọn những hoạt động khác mà mình có thể thành công để thay thế, mượn chúng để bù đắp cho lòng tin và sự tự tôn của mình.

11. Phủ định

.

Khám phá bản thân Giải mã cơ chế tự vệ tâm lý_ellevietnam5
Ví dụ: một đứa trẻ làm vỡ đồ hay gây họa thường dùng tay che mắt mình lại hay người vợ một mực không tin rằng chồng mình bị tai nạn đã mất v.v.

Bạn có xu hướng phủ định sự thật đã khiến tinh thần khổ sở, để giảm nhẹ những đau khổ trong tâm hồn mình. Ví dụ: một đứa trẻ làm vỡ đồ hay gây họa thường dùng tay che mắt mình lại hay người vợ một mực không tin rằng chồng mình bị tai nạn đã mất v.v.

12. Lùi lại

Khi cảm thấy trở ngại nghiêm trọng, bạn sẽ không dùng cách giải quyết theo kiểu người lớn, mà muốn lùi về hoàn cảnh an toàn học, khó khăn ít hơn – đó law thời trẻ con. Trong vô thức, bạn sẽ quay lại bản tính dựa dẫm, ỷ lại vào người khác giống như hồi còn nhỏ. Cơ chế này nếu không tích cực cải thiện thì có khả năng bạn trở thành một người vô trách nhiệm đấy.

13. Chuyển dời

Khi bạn vì nguyên nhân nào đó mà không thể trực tiếp biểu hiện tình cảm, cảm xúc với một đối tượng, bạn có thể sẽ có khuynh hướng chuyển dời tình cảm, cảm xúc này vào đối tượng khác an toàn hơn hoặc được mọi người chấp nhận hơn. Ví dụ: một nhân viên bán hàng do gặp nhiều phiền não trong gia đình nhưng lại không thể trút lên người thân, vậy là anh ta đành phải trút giận vào khách hàng, vì vậy mà thái độ phục vụ trở nên rất xấu.

14. Cách ly

Cách ly hơn những sự thật nào đó trong ý thức của mình, không khám phá bản thân để ý thức được chúng để tránh tinh thần mình không vui. Bạn thường cách ly nhất chính là một phần cảm giác có liên quan đến sự thật hay toàn bộ sự thật. Ví dụ: người già thường không nói từ “chết” mà lại nói “về trời”, “giấc ngủ dài”… Trong trị liệu tâm lý, bác sĩ thường chú ý để phát hiện hiện tượng dùng cơ chế cách ly này ở bệnh nhân, từ đó có thể tìm được vấn đề tâm lý nghiêm trọng ở họ. Bởi vì những điều mà bệnh nhân muốn che đậy trong tiềm thức chính là vấn đề cần đối diện trong trị liệu tâm lý.

15. Làm tan biến

.

Khám phá bản thân Giải mã cơ chế tự vệ tâm lý_ellevietnam6
Ví dụ: trẻ con bất cẩn bị té, người lớn thường vớt vát bằng câu “không sao, không sao, té nhiều mau lớn!”.

Cơ chế này chỉ hành động dùng sự vật tượng trưng để làm tan biến chuyện không vui đã xảy ra, để “cứu vãn” cảm giác khó chịu và bất an trong tâm lý. Ví dụ: trẻ con bất cẩn bị té, người lớn thường vớt vát bằng câu “không sao, không sao, té nhiều mau lớn!”.

———–

Xem thêm:

Bí quyết sống: Đừng làm nô lệ tâm lý

Chuẩn bị tâm lý cho cuộc sống hôn nhân

Trị liệu tâm lý vượt qua cơn bão trầm cảm

Nhóm thực hiện

Bài: Tạ Lê Minh Thư / Ảnh minh họa: Sưu tầm
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)