Triển lãm “Nét cọ chữa lành” – Khả năng trị liệu của nghệ thuật

Triển lãm tranh “Nét cọ chữa lành” quy tụ những họa sĩ gốc Huế từ Xưởng Sơn Mài Tịnh Trúc Gia hứa hẹn sẽ khiến công chúng rung động với khả năng trị liệu kì diệu của sáng tạo nghệ thuật.

Là một trong các xưởng làm việc tại trung tâm bảo trợ xã hội Tịnh Trúc Gia, Xưởng sơn mài là nơi các bạn thanh thiếu niên gặp khó khăn trong phát triển trí tuệ được học cách thể hiện cảm xúc, kể lại các câu chuyện, trau dồi khả năng sáng tác qua kĩ thuật sơn mài.

Sau nhiều năm học và làm việc tại xưởng sơn mài, các bạn đã đi từ những đứa trẻ với vô vàn khó khăn trong việc quan sát, lĩnh hội và thể hiện suy nghĩ thành những thanh niên biết cách thể hiện nhân sinh quan qua nghệ thuật. Các bạn trở thành những nghệ sĩ thực sự, và những nghệ nhân sơn mài thực sự.

Kha nang tri lieu cua nghe thuat elle vn 8

Sáng tạo nghệ thuật là công việc nghiêm túc tại Xưởng Sơn Mài Tịnh Trúc Gia
Sáng tạo nghệ thuật là công việc nghiêm túc tại Xưởng sơn mài Tịnh Trúc Gia

Với mong muốn khẳng định khả năng trị liệu của sáng tạo, đồng thời giới thiệu mô hình giáo dục đặc biệt đã thay đổi cuộc sống của nhiều trẻ khuyết tật này, “Nét cọ chữa lãnh” là triển lãm đầu tiên trong loạt sự kiện thường niên của Tịnh Trúc Gia.

Các tác phẩm được lựa chọn trưng bày được các chuyên gia đánh giá cao bởi tính nghệ thuật nguyên sơ (art brut) ẩn chứa.

Ông Philippe Landry, giám tuyển của triển lãm, cho biết, “Nói về dạng nghệ thuật nguyên sơ (art brut hay outsider art), họa sĩ Jean Dubuffet từng nói đây là loại nghệ thuật chỉ thể hiện một chức năng duy nhất: Sáng tạo. Điều ông muốn nói ở đây là thành quả của những nghệ sĩ không qua trường lớp, không bị tác động bởi khía cạnh văn hóa của nghệ thuật, là một nghệ thuật bột phát, phi lý tính, một nghệ thuật bên ngoài dòng chính, trực tiếp và thô tháp, nhấn mạnh động thái nhiều hơn là trí năng”.

.

 Lê Xuân Lãm, một trong bốn nghệ sĩ trẻ có mặt tại triển lãm lần này với những tác phẩm lấy cảm hứng từ thiên nhiên
Lê Xuân Lãm, một trong bốn nghệ sĩ trẻ có mặt tại triển lãm lần này với những tác phẩm lấy cảm hứng từ thiên nhiên

Ông cho biết thêm, buổi triển lãm với những tác phẩm tranh khác biệt, cường điệu, đầy tính cá nhân và bản năng sẽ khiến những người yêu thích nghệ thuật “phải lòng”.

Triển lãm diễn ra từ 19/6 đến 30/6, từ 10h tới 20h mỗi ngày (kể cả thứ Bảy & Chủ nhật) tại tiền sảnh của Viện Trao đổi Văn hóa Pháp Việt (IDECAF), 31 Thái Văn Lung, Q1. Người yêu nghệ thuật cũng có thể đặt mua các tác phẩm tại triển lãm. Vào cửa tự do.

Tìm hiểu thêm các thông tin về triển lãm tại trang Facebook:

https://www.facebook.com/giaoduccamxuc 

Một số tác phẩm từ triển lãm 

.

Tác phẩm Phong cảnh phố
Tác phẩm Phong cảnh phố
Tác phẩm Chong chóng
Tác phẩm Chong chóng
Tác phẩm Cầu vồng
Tác phẩm Cầu vồng
Tác phẩm Trâu
Tác phẩm Trâu
Tác phẩm Gia đình
Tác phẩm Gia đình
Tác phẩm Chèo thuyền
Tác phẩm Chèo thuyền

Về Tịnh Trúc Gia

Tịnh Trúc Gia, TTG ­ được chính thức thành lập vào năm 2009, là nơi sống và làm việc của các thanh thiếu niên khuyết tật. Cộng đồng TTG được thành lập dựa trên giá trị nhân văn cao cả nhằm cung cấp một môi trường lành mạnh cho từng thành viên cùng chung sống và làm việc, giúp mỗi một thành viên phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần. (Xem clip tại đây)

TTG với mục tiêu xây dựng trung tâm đào tạo nghề về xã hội trị liệu và vườn sinh thái năng động (Biodynamic) nhằm đóng góp vai trò quan trọng giúp người khuyết tật hòa nhập vào xã hội. Trung tâm đẩy mạnh một đời sống giàu tính xã hội và phong phú về văn hóa, hoan nghênh chào đón nhiều du khách và các tình nguyện viên đến thăm. (Xem clip tại đây)

Trung tâm TTG không những đem đến cho các em cơ hội nghề nghiệp mà còn giúp các em hòa nhập vào thế giới công việc và phát triển kỹ năng tự lập đến mức tối đa. Nhiều xưởng làm việc được hình thành tạo cho các em nhiều cơ hội lựa chọn công việc thích hợp với khả năng, thúc đẩy các hoạt động tạo thu nhập. Hiện TTG có 5 xưởng làm việc:

– Xưởng chế biến thực phẩm

– Vườn rau sạch Biodynamic

– Trà quán

– Xưởng làm nhang & đồ thủ công mỹ nghệ

– Xưởng sơn mài

2. Về Xưởng Sơn Mài

Là một trong các xưởng làm việc tại Tịnh Trúc Gia, Xưởng sơn mài là nơi các bạn được học cách thể hiện cảm xúc, kể lại các câu chuyện, trau dồi khả năng sáng tác và học hỏi các kĩ thuật vẽ cũng như kĩ thuật sơn mài. Xưởng sơn mài là một nỗ lực của các thầy cô ở Tịnh Trúc Gia để giúp các bạn chữa lành những tổn thương khi không thể thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình bởi khó khăn trong phát triển trí tuệ.

Đây là minh chứng cho những gì mà Tiến sĩ Hà Vĩnh Thọ, người sáng lập quỹ Eurasia – cơ quan chủ quản của Tịnh Trúc Gia – đã theo đuổi. Chúng ta có thể sinh ra với một cơ thể không lành lặn, một trí óc khó phát triển bằng người khác, nhưng trái tim chúng ta thì luôn vẹn nguyên.

Tại xưởng sơn mài, sáng tạo là một lao động nghiêm túc. Thầy Long sẽ gợi ý chủ đề cho các bạn thông qua việc trò chuyện với rất nhiều đề tài và đa dạng trong cách truyền tải. Có thể là kể chuyện, có thể là hát cùng nhau hoặc thầy sẽ gợi ý đề tài với từng cá nhân. Thầy cũng chia sẻ cho các bạn về các sự kiện thời sự ngoài xã hội hoặc gợi nhắc cho các bạn về những kỉ niệm hạnh phúc mà các bạn vừa được trải qua. Từ đó, các bạn lựa chọn ý tưởng, đề tài và phác thảo. Khi đã có phác thảo ưng ý, thầy sẽ cùng làm việc với các bạn để làm ra bức tranh sơn mài cuối cùng.

Về kĩ thuật sơn mài, các bạn được học ngay từ đầu khi mới bắt đầu học tại xưởng. Các bạn được học cách trộn sơn, trộn màu. Thầy sẽ giúp các bạn học cách pha màu để các bạn có được màu sắc như mong muốn. Sau đó, các bạn sẽ được học tiếp các kĩ thuật khác để có thể tạo ra được một bức tranh như phác thảo ban đầu. Khi các bạn đã thành thục kĩ thuật (sử dụng màu, kĩ thuật mài), thầy sẽ chia sẻ và hướng dẫn cho các bạn một kĩ thuật mới. Việc hướng dẫn kĩ thuật mới cần dựa trên quan sát và hiểu khả năng tiếp thu cũng như sự sẵn sàng. Một bức tranh được hoàn thiện thể hiện quá trình học tập và phát triển bản thân.

Sau nhiều năm học và làm việc tại xưởng sơn mài, các bạn đã đi từ những đứa trẻ vị thành niên còn gặp vô vàn khó khăn trong việc quan sát, lĩnh hội và thể hiện suy nghĩ thành những thanh niên biết cách thể hiện nhân sinh quan qua nghệ thuật. Các bạn trở thành những nghệ sĩ thực sự, và những nghệ nhân sơn mài thực sự.

3. Tìm hiểu về Art brut hay Outsider art

Art brut hay Outsider art là thuật ngữ dùng để chỉ ​sáng tác nghệ thuật được tạo ra bởi những người bên ngoài dòng chính thống.

Thuật ngữ “Outsider Art” được Roger Cardinal, nhà phê bình nghệ thuật người Anh đưa ra năm 1972 như một từ tiếng Anh tương đương với thuật ngữ “Art Brut” trong tiếng Pháp do Jean Dubuffet (1901 – 1985, họa sĩ và nhà điêu khắc người Pháp) đặt ra, dùng để chỉ ​những tác phẩm nghệ thuật không tuân theo khuôn mẫu, quy tắc mỹ thuật hay các trường phái nghệ thuật.

Trong tiếng Pháp “Brut” có nghĩa “sống”, “mộc”, “thô”, “nguyên”. Từ đó Art brut mang nghĩa “nghệ thuật thô”, “nghệ thuật sống” hay “nghệ thuật nguyên”, chỉ sự sáng tạo theo hình thức trực tiếp, tạo lập hình ảnh từ trí óc lên trang giấy, hay tấm toan và được Dubuffet ví như nguyên liệu chưa qua quá trình chế biến, vẫn giữ được sự tươi nguyên.

Những tác phẩm được xếp vào thể loại Art Brut đều là sự sáng tạo vô thức dựa trên cảm hứng từ thế giới tinh thần, không dựa trên truyền thống hoặc kỹ thuật. Nó không theo phong cách hay xu hướng nghệ thuật nào mà là sự tự phát và thậm chí không được thực hiện với mục đích làm “nghệ thuật.”

Art brut là những sáng tạo thuần khiết, ra đời từ sự cô đơn, từ thúc đẩy của thế giới vô thức, nơi không bị can thiệp bởi những lo lắng về sự ca ngợi, hay những tung hô xã giao thường thấy trong các cuộc thi.

Tính tự phát, những ý tưởng và cách biểu hiện khác thường đến tự sự nhạy cảm đặc biệt với thế giới xung quanh, những thôi thúc được giao tiếp, cảm xúc và phản ứng đã tạo nên vẻ đẹp và sức cuốn hút không thể cưỡng lại của Outsider art.

Nhóm thực hiện

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)