Áo lụa, áo lá, và đá tai mèo
“Những ngày đầu đến với nghề của tôi là một câu chuyện như bao câu chuyện khác: sự “xúi giục” của bạn bè, chút mơ hồ của một cô gái trẻ ý thức về nhan sắc, một giải thưởng đầu tiên có cái tên giờ nghe vẫn thấy ngồ ngộ “Hoa hậu Noel”, Và đương nhiên, cả những bộ phim đầu tay mà tôi đã từng tham gia”.
Câu chuyện bắt đầu như vậy. Và chúng tôi cùng cười nhớ về cái thời bùng phát “ảnh hậu nhân dân” trên những tờ lịch, những cái tên quen thuộc như những cột mốc thời gian: Hoàng Trưởng, Nguyễn Á, Huỳnh Anh Tuấn, Lưu Huỳnh… hay lần đầu thủ diễn vai nữ chính trong phim Em và Michael Jackson.
Thời đó, Trương Ngọc Ánh nhớ lại, “theo logic của kịch bản, đi ngủ thì không mặc áo ngực, nên cảnh giữa đêm chạy đến ôm người yêu trong mưa thì phải không mặc áo ngực. Còn logic của tôi đơn giản là còn tuổi đi học, cả trường sẽ đồn ầm lên. Thế là hoảng, dọa bỏ về, cho đến khi điện ảnh phải thỏa hiệp để tôi mặc thêm một chiếc áo lá kiểu học trò. Đấy, không thể nói đó đã là vai diễn ưng ý nhất, nhưng không quên được, như tình đầu vậy: ngô nghê và không hoàn hảo”.
Vậy đến bao giờ Trương Ngọc Ánh mới có một vai diễn được là chính mình nhất?
Điện ảnh cho tôi được sống nhiều hơn một kiếp người. Mỗi vai diễn, tôi được ghé vào sống thử một số phận xa lạ, một tính cách, một môi trường mà trăm năm kiếp này cũng không cho tôi được. Nếu phải đóng vai chính mình trong điện ảnh, như thể bạn đi du lịch hết một vòng trái đất để tẽn tò thấy mình đứng ngay nơi xuất phát. Không, tôi chưa có vai diễn nào là chính mình nhất, may quá, và đó không phải là vai diễn tôi kiếm tìm.
Một kiếp chưa đủ sao? Một số phận được chiều chuộng vẫn chưa đủ?
Chưa!
Như thế, từ một cô gái không bỏ được chiếc áo cuối cùng bên ngoài thánh đường điện ánh, Ánh đã bước vào một cơn lốc vong thân, mái miết mặc cho vừa những bộ áo quân xa lạ. Ngay cá khi tấm áo làm từ vuông lụa Hà Đông, cuộc phiêu lưu cũng không hề êm ái. Ánh dấn thân phiêu lưu, dâm đôi chân trân lên lớp đá tai mèo sườn núi Bắc Ninh để khóc vì đau và tự hỏi liệu đã đến lúc xỏ chân vào đôi giày của chính mình và bước ra khỏi thánh đường nghiệt ngã ấy?
Dẫu chưa tìm thấy một số kiếp gắn liền, ám ảnh mình nhất, tôi vẫn không quên được dấu ấn Áo lụa Hà Đông.
Cơ cực như vượt cạn, trong cảnh hòa vào đoàn người di tản vào Nam, đứng trên sườn núi cao, camera chĩa từ máy bay quân dụng vo ve trên đầu, tôi hiểu rằng điện ảnh sẽ không thỏa hiệp như xưa. Không chỉ là một chiếc áo ngực, tôi phải bỏ lại phía sau mình cả chứng sợ độ cao. Bây giờ nhìn lại, tôi vẫn kiêu hãnh với Áo lụa Hà Đông.
Đó là nói vậy, trong thâm tâm tôi thừa hiểu bản thân mình sẽ còn rất nhiều lần nữa đứng run trên nhiều sườn núi khác, và tôi sẽ có quyền nói rằng đó là vì đam mê.
Như cảm giác của người sán phụ sau lần vượt cạn?
Vâng, và khi cơn đau qua đi, người đàn bà sẽ lại sẵn sàng chịu đau đớn thêm rất nhiều lần vì kiêu hãnh được bảo vệ những đứa trẻ của mình.
Chị có hoàn toàn hài lòng về những vai diễn đã qua?
Không! Tôi đã luôn có thể làm tốt hơn như vậy. “Bi kịch” ở chỗ đó. Nhưng dường như điện ảnh Việt Nam vẫn đang có vẻ quá chiều chuộng diễn viên. Tôi đợi chờ một chiếc áo khó mặc. Tôi thèm một áp lực khiên cưỡng của thuở ban đầu. Giá như có thể một lần cho phép mình vong thân, được cạo trọc đầu vì một vai diễn chẳng hạn, giá như có thể bỏ lại phía sau nhiều hơn một chiếc áo.
Xem Trương Ngọc Ánh – Một cuộc đời vẫn chưa đủ (P2)
Thực hiện: Trác Thúy Miêu – Ảnh: David Dougan
Chỉ đạo nghệ thuật: Huy Võ – Trang điềm: Phương Vy
Tóc Hiếu: Nguyễn – Styling: Thảo Đào
Nhóm thực hiện