Betty Trần từng tham gia chương trình giúp đỡ những cô gái thổ dân Australian Indigenous được đến New York tham gia trình diễn thời trang.
Betty cùng những cô gái của mình đã phải “chiến đấu” để thuyết phục ban tổ chức thay đổi nhận định về vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Chính sự tự tin, niềm tin vào bản thân đã giúp họ “chiến thắng”.
NTK Betty Trần, chủ nhân của giải thưởng Telstra Western Australian Young Business Woman năm 2016 – dường như chị là một người phụ nữ có tất cả, chị có nghĩ vậy không?
Ý nghĩa thực sự của việc có tất cả lại phụ thuộc vào cách nghĩ của từng cá nhân. Với tôi, thành tựu lớn nhất mà tôi có được cho đến nay là việc sinh bé Sophia. Được làm mẹ là trải nghiệm đáng kinh ngạc nhất mà tôi từng có. Nếu định nghĩa về việc “người phụ nữ có tất cả” là một người luôn nhìn vào mặt tươi sáng của cuộc sống, mặc dù đã trải qua không ít khó khăn và tìm được hạnh phúc nhỏ bé trong những điều giản đơn nhất thì tôi chính là người phụ nữ như vậy. Tôi tự hào đại diện cho hình ảnh của “người phụ nữ có tất cả”.
BÀI LIÊN QUAN
NTK Diệu Anh và giấc mơ về Sài Gòn xưa
Từ một người nhập cư rồi theo đuổi thời trang và thành công như hiện nay tại Úc, động lực nào giúp chị thành công?
Ở tuổi 14, khi đến nước Úc hành trang tôi mang theo là chiếc va li nhỏ và một giấc mơ ngày nào đó có thể tạo nên sự khác biệt. Làm thiết kế thời trang cho phép tôi thể hiện bản thân bằng cách giải thoát mình khỏi những lề lối của một gia đình châu Á truyền thống. Tôi thuộc típ phụ nữ không muốn theo quy tắc. Tôi là một doanh nhân luôn phá vỡ các quy tắc và yêu thích sự tự do.
Thương hiệu Betty Tran tạo được thành công cũng vì không tuân theo bất kỳ quy tắc truyền thống nào. Qua mỗi mùa mới, chúng tôi lại tiếp tục truyền cảm hứng để động viên phụ nữ tin vào chính mình. Chúng tôi muốn góp phần thúc đẩy sự đa dạng của phụ nữ thuộc các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới.
Chặng đường khởi nghiệp của chị đã diễn ra như thế nào?
Tôi sáng lập thương hiệu Betty Tran vào năm 2012 với số tiền tiết kiệm là 2.000 đôla. Lúc đó bản thân tôi không biết nhiều về kinh doanh và quản lý tài chính, chỉ có một giấc mơ thay đổi cách ăn mặc của phụ nữ. Betty Trần muốn định hướng phụ nữ về việc lựa chọn những thiết kế chất lượng, sử dụng được lâu dài. Điều đó thực sự quan trọng khi tất cả chúng ta đang sống trong một thế giới bão hòa với các thương hiệu và lựa chọn. Tôi càng quyết tâm cao hơn sau thất bại đầu tiên dẫn đến món nợ 60.000 đô la vào năm tôi 19 tuổi. Thiết kế là một phần của con người và tôi muốn mang đến sự kết nối giữa cơ thể và tâm hồn.
Cảm hứng Việt Nam được chị đưa vào những thiết kế hiện đại và sang trọng của mình như thế nào?
Tôi thường xuyên đến Việt Nam và rất trân trọng kỹ thuật thêu tay truyền thống. Tôi được biết có những nghệ nhân thủ công coi công việc này là toàn bộ cuộc sống của họ. Điều đó đã truyền rất nhiều cảm hứng cho tôi. Tôi đã thiết lập một nhóm nghiên cứu ở Việt Nam với đam mê và mong muốn bảo tồn di sản truyền thống này. Một số sản phẩm thời trang cao cấp của tôi có thể mất đến 400 giờ lao
động và đó là một phần của nghệ thuật.
BÀI LIÊN QUAN
Xin cảm ơn chị.
—
Xem thêm
NTK thời trang AnhHa & Cảm hứng truyền thuyết Hồ Gươm
NTK Tuấn Trần: “Thời trang là để phụ nữ tỏa sáng”
Phan Thị Cẩm Tú – NTK Việt Nam đầu tiên chinh phục Tokyo New Designer Fashion Grand Prix
Nhóm thực hiện
Bài: Thùy Trang - Ảnh: Aaron McPolin Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE