Văn hóa / ELLE Interview

Trương Ngọc Ánh – Một cuộc đời vẫn chưa đủ

(Phái đẹp – ELLE) Tạm xa màn ảnh để làm mẹ và kinh doanh, giờ Ánh mới quay về với điện ảnh...

-001

Áo lụa, áo lá, và đá tai mèo

“Những ngày đầu đến với nghề của tôi là một câu chuyện như bao câu chuyện khác: sự “xúi giục” của bạn bè, chút mơ hồ của một cô gái trẻ ý thức về nhan sắc, một giải thưởng đầu tiên có cái tên giờ nghe vẫn thấy ngồ ngộ “Hoa hậu Noel”, Và đương nhiên, cả những bộ phim đầu tay mà tôi đã từng tham gia”.

Câu chuyện bắt đầu như vậy. Và chúng tôi cùng cười nhớ về cái thời bùng phát “ảnh hậu nhân dân” trên những tờ lịch, những cái tên quen thuộc như những cột mốc thời gian: Hoàng Trưởng, Nguyễn Á, Huỳnh Anh Tuấn, Lưu Huỳnh… hay lần đầu thủ diễn vai nữ chính trong phim Em và Michael Jackson.

Thời đó, Ánh nhớ lại, “theo logic của kịch bản, đi ngủ thì không mặc áo ngực, nên cảnh giữa đêm chạy đến ôm người yêu trong mưa thì phải không mặc áo ngực. Còn logic của tôi đơn giản là còn tuổi đi học, cả trường sẽ đồn ầm lên. Thế là hoảng, dọa bỏ về, cho đến khi điện ảnh phải thỏa hiệp để tôi mặc thêm một chiếc áo lá kiểu học trò. Đấy, không thể nói đó đã là vai diễn ưng ý nhất, nhưng không quên được, như tình đầu vậy: ngô nghê và không hoàn hảo”.

Vậy đến bao giờ chị mới có một vai diễn được là chính mình nhất?

Điện ảnh cho tôi được sống nhiều hơn một kiếp người. Mỗi vai diễn, tôi được ghé vào sống thử một số phận xa lạ, một tính cách, một môi trường mà trăm năm kiếp này cũng không cho tôi được. Nếu phải đóng vai chính mình trong điện ảnh, như thể bạn đi du lịch hết một vòng trái đất để tẽn tò thấy mình đứng ngay nơi xuất phát. Không, tôi chưa có vai diễn nào là chính mình nhất, may quá, và đó không phải là vai diễn tôi kiếm tìm.

Một kiếp chưa đủ sao? Một số phận được chiều chuộng vẫn chưa đủ?

Chưa!

Như thế, từ một cô gái không bỏ được chiếc áo cuối cùng bên ngoài thánh đường điện ánh, Ánh đã bước vào một cơn lốc vong thân, mái miết mặc cho vừa những bộ áo quân xa lạ. Ngay cá khi tấm áo làm từ vuông lụa Hà Đông, cuộc phiêu lưu cũng không hề êm ái. Ánh dấn thân phiêu lưu, dâm đôi chân trân lên lớp đá tai mèo sườn núi Bắc Ninh để khóc vì đau và tự hỏi liệu đã đến lúc xỏ chân vào đôi giày của chính mình và bước ra khỏi thánh đường nghiệt ngã ấy?

Dẫu chưa tìm thấy một số kiếp gắn liền, ám ảnh mình nhất, tôi vẫn không quên được dấu ấn Áo lụa Hà Đông.

Cơ cực như vượt cạn, trong cảnh hòa vào đoàn người di tản vào Nam, đứng trên sườn núi cao, camera chĩa từ máy bay quân dụng vo ve trên đầu, tôi hiểu rằng điện ảnh sẽ không thỏa hiệp như xưa. Không chỉ là một chiếc áo ngực, tôi phải bỏ lại phía sau mình cả chứng sợ độ cao. Bây giờ nhìn lại, tôi vẫn kiêu hãnh với Áo lụa Hà Đông.

Đó là nói vậy, trong thâm tâm tôi thừa hiểu bản thân mình sẽ còn rất nhiều lần nữa đứng run trên nhiều sườn núi khác, và tôi sẽ có quyền nói rằng đó là vì đam mê.

Như cảm giác của người sán phụ sau lần vượt cạn?

Vâng, và khi cơn đau qua đi, người đàn bà sẽ lại sẵn sàng chịu đau đớn thêm rất nhiều lần vì kiêu hãnh được bảo vệ những đứa trẻ của mình.

Chị có hoàn toàn hài lòng về những vai diễn đã qua?

Không! Tôi đã luôn có thể làm tốt hơn như vậy. “Bi kịch” ở chỗ đó. Nhưng dường như điện ảnh Việt Nam vẫn đang có vẻ quá chiều chuộng diễn viên. Tôi đợi chờ một chiếc áo khó mặc. Tôi thèm một áp lực khiên cưỡng của thuở ban đầu. Giá như có thể một lần cho phép mình vong thân, được cạo trọc đầu vì một vai diễn chẳng hạn, giá như có thể bỏ lại phía sau nhiều hơn một chiếc áo.

Những bước chòng chành bên ngoài catwalk

-002

Cuộc dạo chơi lẫy lừng nhưng chóng vánh của Trương Ngọc Ánh trên sàn diễn thời trang đã là những bậc thềm đầu tiên cho sự nghiệp. Từ catwalk đến màn bạc, hầu như chị nằm trong số rất ít ngôi sao nữ trung thành với hình ảnh đầu tiên của mình. Và hiển nhiên, đối với Trương Ngọc Ánh, đó đã không chỉ là một cuộc dạo chơi.

Tôi vân còn nhớ hình ánh của chị những ngày mới nổi. Đó là những hình ảnh trên runway thời trang của thời đâu manh mún cái gọi là công nghệ biểu diễn thời trang. Hâu như chị không thay đổi nhiều lắm từ ấy đến giờ. Nhưng kiểu “người đẹp mặt ngầu” ấy trên sàn diễn thời trang, dường như không bùng lửa như ngày nay?

Khó có thể nói nghề người mẫu là một sự nghiệp nối dài. Đối với hầu hết, đó là “bước đệm” trước khi thật sự dấn thân vào ước mơ sự nghiệp, nhất là đối với ngành thời trang Việt Nam khi ấy. Và tôi đã kiếm cho mình những gì cần có từ công việc người mẫu: bản lĩnh, sự tự tin, sự chấp nhận, hay một chỗ đứng nền tảng. Nhưng rồi tôi có thể làm gì hơn được nữa? Hẳn nhiên sự sáng tạo, tính độc lập thì nghề nghiệp nào cũng cần. Nhưng liệu tôi có dám đứng lì trên catwalk 15 phút mà múa một bài tạo hình “sáng tạo” trong khi cả một bộ sưu tập chỉ diễn ra trong vài phút? Tôi có thể sáng tạo đến đâu bên ngoài một khung ảnh thời trang?

Đất phương Nam hoa lệ có vẻ đã không hù dọa gì được chị, hay phải chăng cuộc Nam chinh đã là một phân của một hoạch định sự nghiệp lớn?

Khó có thể nói đã có một sự trù hoạch tỉnh táo chi li nào. Khi ấy, trong tôi chỉ là một khái niệm rõ ràng rằng Sài Gòn là tâm bão của mọi hoạt động nghệ thuật, giải trí. Sự sôi động và màu sắc hào nhoáng đó, hẳn nhiên, là hấp lực lớn đối với bất cứ cô gái nào như tôi. Thế là tôi đi.

May mắn, hẳn nhiên là may mắn! Nhưng cũng có những khi lạc lõng, có những lúc hết tiền nằm nhà, chứ quyết sĩ diện cắn răng không gọi điện về nhà hay thất thểu “hồi gia”. Có thể gọi những cú chòng chành ấy đã luôn là những đợt sóng ngầm chỉ riêng mình trải qua.

Đến bao giờ mới hết chòng chành?

Vẫn còn chứ, đôi khi… chòng chành lắm chứ! Nhưng mình biết cách nuốt cái chòng chành ấy vào như thế nào. Và cũng có những người bạn để mình trút tâm sự.

Chị đón nhận mọi thứ đến trong đời, hay chủ động chọn lựa và định đoạt? Đôi khi bản nang đàn bà được ở thế bị động cũng là một cái thú?

Thường thì tôi không thích ở thế bị động, trừ khi chính mình muốn!

Sóng ngầm phía sau màn bạc

Ngành công nghệ giải trí luôn xoay vòng với luật đào thải nghiệt ngã chỉ dành cho những bản năng sinh tồn mạnh mẽ và những cú bẻ lái ngoạn mục. Cho đến bao giờ, những cuộc rong ruổi ghé qua những số phận hư cấu xa lạ sẽ không còn hứng thú, khi mà đằng sau những chào mời của showbiz, số phận đặt vào lòng người đàn bà một đứa trẻ.

Tên tuổi nào trong giới điện ảnh Việt Nam mà chị muốn vươn tới?

Tôi có cho mình nhiều nghệ sĩ đàn chị để kính trọng và học theo. Nhưng có lẽ hội đủ tất cả, theo tôi, từ phong cách, dấu ấn đến đẳng cấp thực thụ, thì đó là cô Kiều Chinh. Nhưng trên hết, cái lửa dành cho điện ảnh của cô vẫn rừng rực bên trong vẻ khiêm cung trang nhã.

Chị nhìn thấy đoạn đường cuối của mình với nghiệp diễn ra sao? Một nghệ sĩ lớn kết thúc bàng vai người mẹ án nhẫn? Hay một huyền thoại lui vào hậu đài khi thời hoàng kim không còn?

Tôi sẽ ra đi khi mình hết ham muốn.

Như một diễn viên? Hay như, biết đâu đây, một nhà sản xuất?

Hoàn toàn có thể. Nhưng không phải là chóng vánh. Việc làm mẹ đã khiến tôi điềm tĩnh hơn với những tham vọng của mình, chắt lọc và tỉnh táo hơn. Đến ngay cả áp lực cầu toàn cũng được cân bằng lại. Con làm tôi trở nên vị tha hơn, nhưng không hề dễ dãi với công việc.

Vậy để làm mẹ, chị đã phải hy sinh tham vọng?

Không, mà trái lại, con dạy tôi biết phân biệt thế nào là vong thân phi lý để có thể tập trung vào những thứ giờ đây trở thành quan trọng nhất. Và tôi làm điều đó một cách hoàn toàn hạnh phúc.

Vài nét về vai diễn mới nhất

Trong Thuyền, Anh vào vai Thu Sắc, một cô gái xinh đẹp nhưng đầy bí ẩn có cuộc tình mang màu sắc liêu trai với chàng trai tên Thiền Sư do diễn viên gốc Thái Richie Kul thủ diễn. Thuyền là một phim trong chùm 6 phim ngắn Ngọc Viễn Đông của Đạo diễn Cường Ngô – kịch bán của nhà vãn Nguyễn Thị Minh Ngọc. Sợi dây xuyên suốt 6 phim ngắn là nét đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn và thân phạn của người phụ nữ Việt Nam trái qua nhiều thế hệ.

Công việc làm mẹ có ành hưởng đến sự hưng phân của chị với vai diễn mới trong tập phim “Thuyền”?

Không, tôi vẫn tràn đầy hứng thú với kịch bản này. Lại một chuyến phiêu lưu vào một số phận lạ, và một tứ kịch bản khá lạ. Bản thân nhân vật được ví như một con mèo có chín kiếp vậy, cho đến khi người đàn ông của cô ấy, vào cuối phim, phải thốt lên “Liệu nàng có tồn tại thật hay không?” Còn tôi được thỏa mãn đam mê hóa thân với việc ghé qua từng góc độ đa nhân cách của nhân vật nữ này.

Một tứ phim lạ, liệu bàn tính câu toàn có khiến chị e ngại với những viên sạn có thể gặp phài?

Tôi chẳng bao giờ hoàn toàn hài lòng khi xem lại những vai diễn cũ. Nhưng tôi luôn biết trước được rằng mình sẽ làm tất cả những gì có thể.

Khi dấn thân vào điện ảnh, và đam mê nó, như tình yêu vậy, ta chấp nhận cả những rủi ro và cả những hạt sạn. Ngay cả phim Hollywood, đâu phải không khó nhặt sạn? Nhưng rồi các nhà sản xuất vẫn làm phim, diễn viên vẫn đóng phim, và các nhà phê bình sẽ ngồi nhặt sạn. Sự đam mê tỉnh táo sẽ bao gồm cả những thực tế đó.

Sau các liên hoan phim quốc tế, không ai không thoáng chạnh lòng khi đoàn Việt Nam bước lên thảm đỏ chỉ ở tư cách khách mời. Có thể mất rất lâu mới có một sản phẩm điện ảnh Việt Nam xuất hiện tại các sự kiện danh giá ấy. Nhưng chẳng lẽ vì vậy mà chúng ta đóng máy lại và ngưng sản xuất phim?

24 giờ của đầu trọc, váy đóng đinh, maybach và “thẩm mỹ viện”

-004

Khi nghĩ đến tương lai, chị sẽ nhìn thấy bức chân dung của chính mình, hay một bức ảnh gia đình?

Tôi có thể nhìn thấy cả hai, vậy được không nhỉ?

Và chị hài lòng với bức tranh hiện tại?

Tôi không có gì để phàn nàn. Một đứa con để yêu thương, những vai diễn, một ông chồng, và thi thoảng được mời chụp ảnh cho ELLE! Tôi không dễ nhảy cẫng lên phấn khởi, nhưng không có gì để phàn nàn.

Thói tự nuông chiều của chị là gì? Xin đừng nói rằng công việc là thú vui nhé!

Tự chiều chuộng mình? Lâu quá tôi quên tự hỏi mình câu này (cười). Vậy cho tôi đổi xe nhé?

Sẽ là loại xe gì mà chị phài tự chiều chuộng mình mới có được?

Maybach! Mọi người đều bảo tôi nhà quê, nhưng nếu để tự chiều mình, tôi muốn một chiếc Maybach.

Có một bộ cánh nào khiến chị phải mơ ước?

Lần đi New York gần đây, tôi thấy một bộ đồ Versace, hơi hầm hố, đúng là chẳng liên quan gì đến phong cách và hình ảnh của tôi. Tôi thích lắm, nhưng phải tự ngăn mình lại trước viễn cảnh vung tiền ra sắm một món mà chắc chắn sẽ chẳng thể mặc để đi đến đâu.

Nếu thay đổi được một điều gì đó trên dung mạo mình, chị sẽ muốn thay đổi phân nào nhất?

Tôi từng muốn cắt tóc thật ngắn, hay thậm chí cạo đầu xuống tóc cho một vai diễn. Còn cho chính mình? Giá như có thể cho tôi cao thêm một chút? Tại sao không?

Nếu chị có 24 giờ đồng hồ để làm mọi thứ, dẫu xa xỉ hay phi lý nhất, 24 giờ đó sẽ như thế nào?

Khánh thành một ngôi trường cho trẻ mồ côi.

Thôi nào! Hãy thấy mình thủ diễn vai chính trong một tuyệt phâm điện ành đa quốc gia, bước vào chính trường, hay thay đổi thế giới…

Đã bảo xa xỉ là vị kỷ mà! Ngày nào tôi chả sống cho điện ảnh, tiền thì không cần phải kiếm theo cách đó, còn đã nói tự chiều mình, sao lại còn mơ thay đổi thế giới?

Hãy đến Venice, yêu một người đàn ông trong mơ.

Chuyện đó tôi làm rồi.

Một ngôi trường cho trẻ mo côi, chẳng có gì là có vẻ vị kỷ hay tự chiều mình ở đây cả…

À, không, tôi không cố đánh bóng mình đâu nhé! Tôi vẫn có thể đến beauty salon hàng ngày, mua những món mỹ phẩm đắt tiền hay những bộ váy xa xỉ để trang trí cho cái diện mạo của mình. Một cách thành thật nhất, một ngôi trường cho trẻ mồ côi, sự xa xỉ như thế, sẽ làm tôi thấy mình đẹp hơn lên.

Vậy nhé, trong 24 giờ ấy, sẽ là một Trương Ngọc Ánh cao lênh khênh, an bận hâm hố, phóng Maybach đến khai trương ngôi trường từ thiện của mình. Cũng chỉ mới nửa ngày thôi.

Phần còn lại, tôi thấy mình nằm trong spa, thư giãn tuyệt đối. Tôi vẫn hay đi spa, nhưng hầu như chẳng bao giờ để đầu mình thật sự rỗng hoàn toàn cả. Và kết thúc 24 giờ xa xỉ ấy ở bên con, bởi dẫu đó có là việc thường làm hàng ngày, đối với tôi vẫn là điều hạnh phúc nhất

Nhóm thực hiện

Thực hiện Trác Thúy Miêu - Ảnh David Dougan Chỉ đạo nghệ thuật Huy Võ - Trang điềm Phương Vy - Tóc Hiếu Nguyễn - Styling Thảo Đào

Phái đẹp ELLE ELLE.VN

 
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)