Nguyên nhân khiến con người thích ru rú trong nhà
Xã hội vật chất hóa khiến đời sống tình cảm có xu hướng mờ nhạt đi, điều này dẫn đến sự giao lưu chia sẻ giữa người với người thường xây dựng trên nền tảng lợi ích. Con người bắt đầu cảm thấy không thể có mối quan hệ chân thành và an toàn. Vì vậy, tâm lý phụ nữ nảy sinh khiến họ chọn cách “ở nhà” như một cách để tránh sự xung đột với người khác, giúp họ duy trì cảm giác bình yên và thoải mái về mặt tinh thần.
.
Thứ hai, trong môi trường xã hội tiếp xúc với tập thể, hàng ngày phải chịu đủ thứ khó khăn và áp lực khiến con người gần như tiêu hao quá nhiều nguồn năng lượng trong tâm hồn. Họ phải gồng mình lên để giải quyết các vấn đề cuộc sống. Khi đó, thời gian được ở nhà trở thành những giây phút an toàn và thoải mái nhất, giúp con người hồi phục năng lượng nội tâm và động lực sống. Vì vậy, nhiều người cho rằng “ở nhà” thật sự có nhiều ích lợi hơn, nó giúp họ nạp năng lượng tâm lý để tiếp tục đối mặt với xã hội hiện thực.
Làm sao giữ tâm lý khỏe mạnh khi bạn thích ru rú trong nhà
.
1. Tự đánh giá rõ vì sao bạn có sở thích ru rú trong nhà
Do tính cách khép kín bẩm sinh hay do hoàn cảnh sống khiến bạn chọn cách ở nhà, chẳng hạn như sợ sự cạnh tranh khốc liệt của xã hội, sợ vướng vào các tệ nạn hay sợ gặp phải thành phần xấu?
Nếu như bởi vì tính khép kín trong tính cách thì phần nhiều do bạn quá tự ti, tuy nhiên đôi khi người tự ti lại có ưu điểm là dễ “tự phản tỉnh”, biết nhìn ra khuyết điểm của mình hơn là kẻ quá tự tin thành ra tự cao tự đại. Tuy nhiên, vấn đề ở đây cho dù bạn không đủ tự tin thể hiện bản thân ngoài xã hội, thì ít nhất bạn cần “tiếp nhận” những khiếm khuyết của mình, không nên coi chúng là “kẻ thù”, chung sống hài hòa với những điều chưa hoàn hảo của bản thân.
Ngoài ra, nếu bạn chỉ thích ở nhà vì sợ những mặt tiêu cực của xã hội thì có thể dần dần khắc phục tâm lý này bằng cách trau dồi thêm thông tin, kiến thức và những kỹ năng cần thiết, từ đó giúp bạn có đủ bản lĩnh để đối mặt với bất cứ tình huống nào và thời gian ở nhà cũng không hề bị lãng phí.
2. Xác định mục tiêu sống của bạn là gì
“Ở nhà” chỉ là một cách sống, đối với bất kỳ người nào cũng không phải là mục tiêu sống cả đời. Chúng ta có thể “ru rú ở nhà” một khoảng thời gian, thậm chí là trong một giai đoạn cần thiết nào đó, nhưng sau đó vẫn cần phải bước ra ngoài xã hội. Nội tâm của mỗi người đều có một loại sức mạnh “tự trưởng thành”, có những kỳ vọng và khao khát đối với cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn xác định được mục tiêu sống của mình, bạn sẽ trở nên hiếu kỳ và hứng thú hơn với thế giới bên ngoài, bạn sẽ không an phận ở nhà nữa, mà có thể cân bằng hợp lý cho thời gian bên ngoài xã hội lẫn thời gian ở trong gia đình. Lúc này, những giây phút “ở nhà” của bạn mới trở thành liều thuốc tốt để cân bằng cuộc sống.
3. Duy trì sự giao lưu với xã hội
Khi bạn chọn sở thích “ở nhà” không có nghĩa là tuyệt giao với thế giới bên ngoài. Bạn cần sắp xếp thời gian nhất định để tiếp xúc với xã hội, có thể là gặp gỡ bạn bè, mua sắm, tập thể dục, đi du lịch v.v… Những hoạt động không quá phức tạp này vừa giúp bạn an tâm hơn khi giao tiếp, vừa cải thiện nhu cầu tâm lý và tránh xuất hiện các vấn đề trở ngại tâm lý phụ nữ nói chung do sống trong môi trường quá khép kín.
4. Có thói quen sinh hoạt lành mạnh
Dù ở nhà nhưng bạn cũng cần có khả năng tự quản lý bản thân. Thói quen sinh hoạt phải lành mạnh để đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tâm lý. Nhiều người ru rú trong nhà với thói sinh hoạt vô độ và thiếu khoa học, chẳng hạn như ăn uống không đúng giờ, thức khuya, thiếu rèn luyện cơ thể v.v…
.
Những thói quen này dù được thực hiện ở nhà nhưng hoàn toàn có thể khiến bạn trở thành người thiếu sức sống, trạng thái tinh thần ngày càng kém đi, sinh ra nhiều bệnh tật và các vấn đề tâm lý phụ nữ.
__
Xem thêm:
9 quy luật tâm lý đàn ông mà phụ nữ nên thấu hiểu
Khám phá bản thân: Giải mã 15 cơ chế tự vệ tâm lý
3 thói quen ảnh hưởng tâm lý con người
Nhóm thực hiện
Tạp chí Phái Đẹp ELLE