BÀI LIÊN QUAN
Malala Yousafzai là một nhà hoạt động xã hội, tìm kiếm sự bình đẳng trong giáo dục giữa nữ và nam giới. Cô là nhân vật chính trong bộ phim tài liệu “He Named Me Malala”, kể về chuỗi sự kiện dẫn đến cuộc tấn công Taliban tại một trường nữ sinh Pakistani. Malala cũng là người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hoà Bình danh giá.
Hoạt động tích cực trong phong trào đòi bình đẳng giới là thế, tuy nhiên, Malala bày tỏ cô chưa từng nghĩ đến vấn đề nữ quyền cho đến khi nghe bài diễn văn cho chiến dịch bình đẳng giới “HeForShe” của Emma Watson. Hay nói cách khác, Emma Watson chính là nguồn cảm hứng của nhà Nobel Hoà Bình Malala Yousafzai về nữ quyền.
.
Và trong cuộc phỏng vấn mới nhất được dẫn bởi nữ diễn viên tài năng Emma Watson, Malala Yousafzai đã có cơ hội nói về bước ngoặt trong tư tưởng của cô: “Nữ quyền là một từ rất phức tạp. Lần đâu tiên khi tôi nghe từ này, trong tôi đã có một số nhận định tiêu cực lẫn tích cực.”
“Tôi đầy do dự và tự hỏi bản thân có hay không tôi là người ủng hộ nữ quyền, và sau khi nghe bài diễn văn của bạn, lúc bạn đặt câu hỏi ‘nếu không là bây giờ, thì khi nào? Nếu không là tôi, thì sẽ là ai?’. Lúc đó tôi đã quyết định không còn cách nào khác và cũng chẳng có gì sai trái khi tự gọi bản thân là người hoạt động vì nữ quyền, do vậy tôi chính là một người hoạt động vì nữ quyền. Và nữ quyền là một từ khác để nói về sự bình đẳng.” – Malala hồi tưởng lại khoảnh khắc này trong xúc động.
.
Emma Watson với “vai trò” mới – trở thành nguồn cảm hứng về nữ quyền của nhà Nobel Hoà Bình Malala đã chia sẻ cảm xúc trên trang Facebook cá nhân: “Hãy cùng chúng tôi chung tay và bước cùng nhau để tạo sự thay đổi thật sự. Malala và tôi cực kỳ nghiêm túc về vấn đề này, chúng tôi cần các bạn.”
.
__
Xem thêm:
Hấp lực từ em trai của Emma Watson
The Self Evident Truths mong ước xóa bỏ ranh giới LGBT
Nhóm thực hiện
Bài viết: Chlov Hình ảnh: Tư liệu