Phụ nữ chẳng nghiện mua mỹ phẩm nếu không có SEPHORA
Với chị em phụ nữ, Sephora là điểm đến vô cùng quen thuộc, thậm chí người ta còn nói vui rằng một khi bạn đã bước vào Sephora thì chắc chắn chẳng thể tay không ra về.
Câu chuyện kinh doanh thành công đằng sau chuỗi cửa hàng mỹ phẩm thương hiệu SEPHORA khiến người ta phải ngẫm nghĩ đến ngành công nghiệp son phấn.
Có thể nói phụ nữ sẽ chẳng nghiện mua mỹ phẩm làm đẹp đến thế nếu không có sự xuất hiện của Sephora. Hơn 47 năm nay, chuỗi cửa hàng này đã đi đầu trong việc đưa mỹ phẩm đến với khách hàng.
Trước năm 1969, nếu các quý bà muốn mua son phấn và nước hoa thì họ chỉ có thể ngắm nhìn chúng qua tủ kính trước khi mang về. Không sờ, không chạm, không thử,… cuộc mua bán là chuyện ăn may.
.
Dominique Mandonnaud đã nhìn ra sự bất cập của lối làm ăn này. Khi cửa hàng nước hoa và mỹ phẩm của ông ra mắt vào năm 69 ở Pháp, lần đầu tiên khách hàng đã có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm trước khi mua.
Mới đầu cửa hiệu mang tên Shop 8, sự thành công nhanh chóng đã tạo điều kiện cho Mandonnaud mua lại thương hiệu Sephora. Như vậy là ông đã có trong tay 40 cửa hàng sau 24 năm lập nghiệp.
Sephora được phát âm chệch từ Zipporah – tên người vợ xinh đẹp nhất của Moses. Với thương hiệu này, điều quan trọng là khách hàng luôn phải chọn được những món đồ ưng ý nhất. Phương châm tuy không mới nhưng nó đã khiến Sephora có thể tồn tại và phát triển đến hôm nay.
Năm 1996, cửa hàng Sephora trên đại lộ Champ Elysees, xuất hiện. Cho đến nay đây vẫn là chi nhánh nổi tiếng nhất của Sephora, thu hút lượng khách còn hơn cả tháp Eiffel danh tiếng.
.
Tuy nhiên Sephora sẽ chẳng có hơn 2.000 cửa hàng trên khắp thế giới nếu chỉ trông chờ vào Dominique Mandonnaud. Do vậy một thương vụ mua bán nhãn hiệu đã diễn ra, Sephora chính thức về tay tập đoàn xa xỉ LVMH từ năm 1997.
Từ đây logo hình chữ S bắt đầu bước ra ngoài nước Pháp. Bắt đầu là Bồ Đào Nha, Ba Lan, Tây Ban Nha và Ý. Dĩ nhiên phụ nữ lại tiếp tục bị chinh phục bởi Sephora.
.
Đúng một năm sau khi ra ngoài thương trường quốc tế, Sephora lại tiếp tục hoành hành trên đất Mỹ.
Cơn sốt bắt đầu từ thành phố New York, một kinh đô thời trang của thế giới, lan rộng ra khắp Bắc Mỹ. Chị em đổ xô đến Sephora, họ bắt đầu nghĩ rằng nơi đây có bùa mê thuốc lú, bởi một khi bước vào là phải xách vài thứ đi ra.
Mặc dù những hãng mỹ phẩm giá rẻ rất đa dạng nhưng Sephora lại chưa bao giờ mất đi vị trí thượng tôn của mình. Đơn giản là cách bán hàng của Dominique vẫn được giữ nguyên, thậm chí còn tốt hơn khi giờ đây đã có chuyên viên tư vấn.
Người ta chia sẻ rằng giá tiền cho sản phẩm ở Sephora tuy có đắt hơn nhưng nếu hoàn toàn hài lòng thì họ thấy rất xứng đáng.
.
Đi đầu trong kinh doanh bán lẻ là một chuyện, Sephora còn tham vọng đưa những món đồ của mình online. Khi Internet vẫn chưa thực sự phát triển thì Sephora cho ra mắt trang web bán hàng tại Mỹ vào năm 1999.
Từ đây thương hiệu này bắt đầu có chính sách đổi trả linh hoạt, mua sắm dường như dễ dàng hơn với khách hàng của Sephora.
Hơn 17.000 sản phẩm từ 300 nhãn hiệu, 6 triệu lượt khách mỗi năm ở Champs-Elysees, 2.000 cửa hàng và 25.000 nhân viên, Sephora vẫn là một là bài học kinh doanh đắt, giá tuy lâu đời nhưng vẫn còn giá trị cho đến ngày hôm nay.
—
Xem thêm
Chiến lược phát triển “quái dị” của thương hiệu Zara
Tạp chí Phái Đẹp ELLE