Chỉ cần một lần tình cờ nhìn thoáng qua, chắc chắn thị giác của bạn sẽ hoàn toàn bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp hoàn mỹ và lộng lẫy đến nao lòng của bộ phim “The Dressmaker” (Thợ may báo thù), được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Rosalie Ham. Để rồi từ đó, dõi theo “bước chân” của cô thợ may Myrtle “Tilly” Dunnage (do nữ diễn viên đoạt giải Oscar, Kate Winslet thủ vai), trở về thị trấn nhỏ Dungatar hoang vu, nằm ở miền quê xa xôi nước Australia, vào những năm 1950 để chăm sóc người mẹ đau yếu của mình, đồng thời vén màn bí mật cho nỗi oan khuất bị buộc tội cố sát bạn học phải gánh chịu từ năm 10 tuổi, khiến cô bị trục xuất khỏi quê hương suốt hơn 20 năm. Chuyến hồi hương của Tilly đã làm xáo trộn cuộc sống nơi đây, họ vừa khinh miệt, đối xử bất công nhưng lại bị mê hoặc bởi những thiết kế haute couture cao cấp, sang trọng quá đỗi quyến rũ của cô. Bộ phim không chỉ mang đến cảm giác mãn nhãn như trong một buổi trình diễn thời trang đỉnh cao, mà việc chứng khiến cái giá phải trả cho sự tham lam, độc ác vô cùng hèn hạ cùng bản chất đố kị nhỏ nhen tồn tại trong con người họ đã bị Tilly đã vạch trần một cách thành công qua đôi bàn tay vàng với những bộ trang phục tuyệt vời đã làm hài lòng tất cả khán giả thưởng thức tác phẩm.
.
Khác với lối kể chuyện thông thường, đạo diễn Jocelyn Moorhouse đã phá cách khi sử dụng thời trang làm ngôn ngữ truyền tải để tạo nên điểm nhấn riêng biệt cho “The Dressmaker”. Cũng chính vì vậy, yêu cầu đặt ra trong 8 tuần lễ, trước khi bấm máy phải hoàn tất khâu phục trang cho phim, đã làm hai NTK phục trang Margot Wilson và Marion Boyce cùng ê-kíp thực hiện gặp không ít áp lực khi phải chạy đua marathon thực sự với thời gian. Nhờ sự nỗ lực đầy nhiệt huyết, bộ phim đã đem về giải thưởng “Thiết kế phục trang trong phim xuất sắc nhất” của The Australian Academy of Cinema and Television Arts (AACTA) xứng đáng dành cho họ. Thông qua những bộ trang phục cầu kỳ, tinh tế đến từng chi tiết được thiết kế phóng khoáng hở vai, khoe lưng quyến rũ, không chỉ làm cho khung hình trở nên lung linh hơn, mà còn là thể hiện đúng tinh thần “nữ quyền” mạnh mẽ của phụ nữ thập niên 1950: luôn khát khao được thoát ra khỏi các lề lối định kiến, cổ hủ đã ăn sâu trong lối sống trước đây.
Khâu phục trang của “The Dressmaker” sử dụng khoảng hơn 50 bộ trang phục haute couture cao cấp, trong đó có 30 bộ phục trang dành cho cô thợ may Myrtle “Tilly” Dunnage do NTK Margot Wilson phụ trách. Phần còn lại là của các nhân vật khác trong thị trấn Dungatar do NTK Marion Boyce đảm nhiệm.
Nhân vật Myrtle “Tilly” Dunnage
Do từ Pháp trở về nên trang phục của Tilly ảnh hưởng bởi phong cách thời thượng của Paris, trái ngược hoàn toàn với quần áo quê mùa, kiểu dáng cổ lỗ sĩ, cứng nhắc của phụ nữ mọi tầng lớp sống trong thị trấn.
.
.
.
.
.
.
.
.
Trang phục dành cho các nhân vật khác trong phim:
NTK phục trang Marion Boyce đã dồn tâm huyết cho quá trình tạo hình các nhân vật mà cô phụ trách, với hàng ngàn bản phác thảo vẽ bằng tay trong suốt 5 tuần lễ để thiết kế ra được những bộ cánh ưng ý nhất.
.
.
.
.
.
.
.
.
Hình ảnh ngọn lửa thêu trụi cả thị trấn cuối phim, tuy là một bài học trừng trị đích đáng, nhưng cũng đọng lại một chữ “giá mà” như một sự nuối tiếc đầy nhân văn dành cho những con người thiển cận. Nếu tất cả họ nhận ra sự tốt bụng của Tilly với mong muốn có thể đem thời trang cảm hóa con người và khiến cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, có lẽ đây sẽ là một kết thúc có hậu.