Văn hóa / Thế giới văn hóa

Bảo tồn bản sắc truyền thống Việt trong dòng chảy âm nhạc đương đại

[Tạp chí ELLE số tháng 1/2018] Đàn bầu kết hợp cùng nhạc rock? Kèn môi, đàn nhị, sáo được chơi cùng bộ gõ, bộ dây... của một dàn nhạc giao hưởng cổ điển? Tại sao không?

Trên thế giới, việc sử dụng nhạc cụ hay các làn điệu dân ca trên nền nhạc đương đại không còn là điều quá mới lạ. Ta có thể kể đến những tên tuổi lớn như Kitaro, nguyen Le, Yanni, trong dòng chảy âm nhạc đương đại Tandu… ngay tại Việt nam cũng có một vài nhạc sĩ nổi tiếng mang phong cách này vào âm nhạc rất hiệu quả như Quốc Trung, Đỗ hồng Quân, Trần Mạnh hùng, Đức Trí. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, việc sử dụng chất liệu dân gian hay nhạc cụ dân tộc trên nền nhạc đương đại mới thực sự được công chúng quan tâm hơn. Và trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến hai tên tuổi còn rất trẻ nhưng mang tầm ảnh hưởng về bản sắc truyền thống không hề nhỏ đối với nền âm nhạc đương đại Việt nam nói riêng và nền âm nhạc đương đại châu Á nói chung.

Nếu như bạn hay dạo chơi trên phố đi bộ hồ Gươm, cái tên Rhapsody Philharmonic Quang Minh chắc hẳn không còn gì xa lạ. Rhapsody Philharmonic là một dàn nhạc giao hưởng tư nhân đầu tiên tại Việt nam, đã tồn tại 8 năm với mục đích tưởng như không tưởng – đó là mang nhạc giao hưởng đến với công chúng trẻ bằng rất nhiều hình thức như diễn tại quảng trường, tại không gian mở như đường phố, rạp hát, liveshow của các ca sĩ trẻ. Nhưng Rhapsody Philarmonic nói không ngoa chính là một bước đệm cho Maius Philharmonic, một phiên bản “nâng cấp” đặc biệt thú vị!


“Linh hồn chính” của Maius Philharmonic – Nhạc trưởng Lưu Quang Minh. 

Maius Philharmonic là một sự “tái bản” có chọn lọc với mục tiêu mang âm nhạc dân gian Việt nam kết hợp với nhạc giao hưởng, đưa âm nhạc Việt lên một tầm cao hơn, với những tổ hợp tự viết. Khi nghe Maius Philharmonic chơi nhạc, khán giả sẽ ngạc nhiên và thích thú với những tiếng kèn môi, tiếng đàn nhị… kết hợp với bộ dây, bộ đồng, bộ gõ, bộ gỗ của nhạc giao hưởng cổ điển.

“Linh hồn chính” của Maius Philharmonic chính là nhạc trưởng Lưu Quang Minh. Sinh năm 1985, tốt nghiệp Thạc sĩ âm nhạc chuyên ngành Sáng tác, Quang Minh ngoài việc cover chuyển soạn lại các soundtrack như: “Cướp biển vùng Caribbean”, “inception”, “Up”… cho dàn nhạc Rhapsody Philharmonic, anh còn tự sáng tác và chuyển soạn các tác phẩm dành cho dàn nhạc như: “hội non sông”, “ngày rực rỡ”, “non sông một dải”, “Vùng đất kỳ diệu”, “Ánh sáng sau những đám mây”…

Mới đây, anh cùng nhạc sĩ Quốc Trung cho ra đời album “Vietnam” – album nhạc giao hưởng đầu tiên tại Việt nam kết hợp bản sắc dân gian với cả hai loại nhạc cụ dân tộc và Tây phương trên nền nhạc đương đại.

Với mong muốn đưa âm nhạc giao hưởng tới gần hơn với công chúng, Lưu Quang Minh hy vọng âm nhạc của anh có thể lan tỏa được tới những người trẻ thế hệ cuối 7X và đầu 9X. Với nỗ lực suốt 8 năm qua, album “Vietnam” chính là sự kết tinh của tinh thần cũng như âm hưởng dân tộc trên khung nhạc giao hưởng mà anh tha thiết dành cho khán giả.

Trái ngược với việc đưa âm nhạc giao hưởng mang âm hưởng dân tộc tới gần với công chúng của Lưu Quang Minh, Lê hoài Phương lại có cách làm hoàn toàn khác.

“Phải thực sự yêu nghề giáo và yêu đàn bầu mới giữ được lửa nhiệt huyết truyền đạt cho thế hệ trẻ ngày này qua ngày khác” –Nghệ sĩ đàn bầu Lê Hoài Phương. 

Lê hoài Phương, Tiến sĩ âm nhạc đại học hanyang (hàn Quốc) chuyên ngành nhạc cụ gõ lại lựa chọn bảo tồn bản sắc truyền thống âm nhạc theo một cách “kén chọn cực đoan” hơn. Anh không xuất hiện nhiều trên truyền thông. Một năm may mắn lắm công chúng mới được chiêm ngưỡng tài năng của anh tại 1, 2 dự án âm nhạc kết hợp với Bộ văn hóa & nghệ thuật hàn Quốc hay một vài concert nhạc dân tộc được tổ chức bởi nhạc Viện TP.hCM. Gần đây nhất là chương trình nghệ thuật múa, kịch kết hợp âm nhạc đương đại “800 năm hẹn ước”.

Tài năng của Lê hoài Phương còn được biết tới với việc anh kết hợp một nhóm nhạc Rock thu âm tiếng đàn bầu tưởng chừng chỉ hợp với những giai điệu sầu não. Công chúng yêu nhạc Rock và yêu festival Âm nhạc Monsoon hẳn sẽ còn nhớ tới nhóm nhạc Rock hàn Quốc mang tên Yi Sung Yol cách đây vài năm tại hà nội, từng đứng đầu bảng xếp hạng “Album của năm” trên mạng âm nhạc trực tuyến tại hàn Quốc (naver Music) (2013).

Anh còn là thành viên của nhóm nhạc đa sắc tộc Asian Music Ensemble gồm 5 thành viên đến từ các nước Mông Cổ, hàn Quốc, Việt nam. họ đã cùng nhau biểu diễn tại các Festival âm nhạc quốc tế ở hàn Quốc, bảo tàng Dân tộc Guimet (Pháp), nhà hát Quốc gia Mông Cổ. Các tác phẩm kết hợp tinh thần folklorique được trình bày hầu hết bởi những nhạc phẩm sử dụng nhạc cụ dân tộc gồm đàn bầu Việt nam, trống hai mặt hàn Quốc, sáo Daegeum, đàn Khuuchir Mông Cổ, đàn Yuching Mông Cổ.

Nhóm nhạc Asian Music Ensemble gồm 5 thành viên đến từ các nước Mông Cổ, Hàn Quốc, Việt Nam lưu diễn tại Paris, Pháp.

Hiện tại, Lê hoài Phương chuyên tâm vào giảng dạy tại khoa nhạc Dân tộc thuộc nhạc Viện âm nhạc TP.hCM. Anh mong muốn truyền đạt lại cho thế hệ trẻ tình yêu âm nhạc dân tộc, kỹ thuật chơi đàn bầu và kinh nghiệm biểu diễn quốc tế của anh. ngoài ra, anh đang nghiên cứu cùng hai nghệ sĩ hàn Quốc, Trung Quốc về một nhạc cụ đang thất truyền, đó chính là trống Tang Sành của dân tộc Cao Lan (miền Bắc Việt nam). Đối với anh, việc biểu diễn chỉ là một phần trong sự nghiệp. hy vọng dự án nghiên cứu về nhạc cụ thất truyền của anh sẽ thành công và được công chúng đón nhận dưới hình thức biểu diễn nghệ thuật như anh đang ấp ủ.

Album “Vietnam” ấn tượng trong hộp tre nứa. 

Nhóm thực hiện

Bài: Linh An Ảnh: NVCC Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)