Văn hóa / Thế giới văn hóa

Geisha – Vẻ đẹp cho sự nữ tính trong văn hóa Nhật Bản

Nếu như tinh thần Samurai (võ sĩ đạo) cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại trong mỗi người đàn ông Nhật Bản, là “chuẩn mực” mà nhiều người hướng tới, thì đối với phụ nữ Nhật, Geisha được coi là đỉnh cao của sự nữ tính.

Chuẩn mực hành vi của Geisha dường như đã trở thành một khuôn mẫu trong lối sống và cách ứng xử xã hội của người phụ nữ.

Trong xã hội hiện đại, nhiều người (phần lớn là người nước ngoài) thường có suy nghĩ không đúng về Geisha. Họ cho rằng Geisha chỉ đơn thuần như một kiểu “mãi dâm” thời xưa chứ không phải là nghệ thuật, nặng nề hơn thì không thể coi điều này là một phần văn hóa Nhật Bản. Những suy nghĩ này xuất phát từ sự miêu tả chưa thật chính xác về họ trong các cuốn tiểu thuyết hoặc nếu như đã từng xem bộ phim “Hồi ức của một Geisha” chắc hẳn mọi người cũng sẽ có cách nghĩ này. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Mặc dù Geisha được học các kĩ năng tán tỉnh, trêu đùa khách hàng nhưng họ không bao giờ được phép quan hệ với khách. Nếu có thì phải có sự tự nguyện từ cả hai và với tư cách là người thường chứ không phải tư cách một Geisha. Nhưng, vẫn còn nhiều bí ẩn xoay quanh quy tắc của Geisha mà người ngoài khó có thể hiểu hết, thậm chí cả người dân Nhật. Một lý do nữa dẫn tới suy nghĩ sai lệch đó là từ khi Mỹ chiếm đóng Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, nhiều phụ nữ làm gái mại dâm đã tự nhận mình là Geisha và bán dâm cho lính Mỹ. Bởi vậy đã dẫn tới việc khái niệm này bị hiểu sai cho đến tận bây giờ.

 

 

 

Chương Tử Di trong bộ phim “Hồi ức của một Geisha”
Hình ảnh một Geisha thời xưa

Các Geisha đầu tiên xuất hiện từ thời Edo, cách ngày nay khoảng 300 năm. Mới đầu họ chỉ là những người phụ nữ phục vụ trong các quán trà, về sau các quán trà này có thêm rượu và những nữ phục vụ này bắt đầu học các kĩ năng ca hát, múa, chơi đàn để biểu diễn cho khách hàng.

Geisha thường được huấn luyện khi còn rất nhỏ. Ở thời xưa, nhiều gia đình quá nghèo, không đủ tiền nuôi con đã bán con gái mình vào các nhà Geisha. Trong giai đoạn đầu tiên, các bé gái này sẽ phải làm việc với vai trò hầu gái hay người giúp việc cho Geisha có kinh nghiệm hoặc chủ nhà Geisha. Lớn hơn, họ được đưa vào các lớp đào tạo học múa, đàn, cách trò chuyện,… Khi có đầy đủ các kĩ năng cần thiết, đủ tuổi trưởng thành họ vẫn chỉ là Maiko (nghĩa là Geisha học việc) chứ chưa được coi là Geisha thực thụ. Chỉ khi kết thúc khóa học, trải qua nghi lễ Erikae – nghi lễ này nghĩa là thay màu cổ áo, từ màu sắc tươi tắn của Maiko thành màu trắng của Geisha. Họ mới trở thành Geisha đích thực.

Để phù hợp với cuộc sống hiện đại, các Geisha hiện nay sẽ một hiệp hội đứng ra quản lý, điều hành theo các quy định nghiêm ngặt. Nhiều cô gái Nhật Bản có mong muốn trở thành Geisha sẽ được hiệp hội chọn lọc, bắt đầu đào tạo khi họ đã hoàn thành chương trình học trung học cơ sở hoặc thậm chí cao hơn nữa. Ngoài các môn nghệ thuật như đàn, hát giống thời xưa, họ còn cần học thêm nhiều điều liên quan tới các vấn đề như kinh tế, chính trị, xã hội… Bởi phần lớn khách hàng của họ thường là những người có xuất thân từ giới thượng lưu, điều này giúp họ có thể dễ dàng dẫn dắt cuộc trò chuyện với khách hàng.

Kĩ năng trang điểm cũng là điều vô cùng quan trọng họ cần học tập ngay khi bước vào trường đào tạo. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất chính là lớp phần nền trắng dày, đôi môi đỏ, mái tóc được búi kĩ lưỡng với các phụ kiện trang trí tinh xảo. Và thông qua cách trang điểm, qua bộ kimono mà chúng ta có thể phân biệt người phụ nữ ta điểm đôi môi, một Geisha giàu kinh nghiệm sẽ đánh son cả đôi môi trong khi Maiko sẽ chỉ tô một phần nhỏ.

Ngày nay để gặp được Geisha rất hiếm, ngoài Tokyo còn có Kyoto là nơi lưu giữ truyền thống geisha mạnh mẽ. Đó là còn chưa kể, một vài geisha nổi tiếng, có kinh nghiệm nhiều năm chỉ thường lui tới các nhà hàng sang trọng bấc nhất Tokyo và Kyoto. Thậm chí cho dù có nhiều tiền đi chăng nữa cũng không thể đến những nơi này mà còn phải có địa vị cao trong xã hội. Mặc dù vậy, Geisha vẫn có vị trí nhất định trong văn hóa Nhật Bản. Bởi những quy tắc “độc nhất vô nhị” của mình, họ vẫn gìn giữ truyền thống quý báu và không để thời gian làm mai một các giá trị văn hóa mà các tiền nhân đi trước đã cố gắng xây dựng.

Xem thêm

Nhật Bản – Hai mặt của một đất nước hoàn hảo

Những bộ phim hoạt hình Nhật Bản khiến bạn phải thổn thức

Nhật Bản – Những người già tôi thấy

Nhóm thực hiện

Trần Linh Trang (Nguồn: Tạp chí Phái Đẹp ELLE)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)