Giới thiệu sách hay dành cho những ngày Thu

Đăng ngày:

Nếu bạn cần tận hưởng những ngày thu tĩnh lặng trong một góc riêng của tâm hồn giữa thành phố nhộn nhịp, hay đang tìm kiếm những câu chuyện giàu cảm xúc đem theo trên những con đường dài để bầu bạn, hãy thử chọn cuốn sách từ những gợi ý của ELLE nhé !

Giới thiệu sách hay dành cho những ngày Thu:

 

Những gợi ý sách hay từ ELLE giúp bạn tận hưởng những ngày thu tĩnh lặng thật ý nghĩa.

Những gợi ý sách hay từ ELLE giúp bạn tận hưởng những ngày thu tĩnh lặng thật ý nghĩa.

Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà ( Haruki Murakami)

Nhẹ nhàng mà khó dứt, không u tối mà vẫn sâu thẳm. Ngay từ bìa sách của tập truyện Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà (ấn bản phát hành tại Việt Nam), người ta đã thấy nó thật là một món quà hợp với những người thích tìm đến cái góc tĩnh lặng để thưởng thức những khoảng khắc rất dịu dàng của mùa thu.

.

nhung nguoi dan ong khong co dan ba-01

Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà ( Haruki Murakami)

Tập truyện gồm 7 câu chuyện gồm 7 câu chuyện: Drive my car, Yesterday, Cơ quan độc lập, Scheherazade, Kino, Samsa đang yêuNhững người đàn ông không có đàn bà. Tất cả đều bình tĩnh đến kỳ lạ, dù rằng không mấy bình yên. Dù trong sách này có người biếng ăn, bị không khí rút đi từng calo và cơ thịt hằng ngày cho đến khi chết; dù có người đi công tác về sớm xô cửa và nhìn thẳng ngay vào mặt vợ mình đang trên một người đàn ông, dù có người đã dành suốt những ngày hè đi học chỉ để đột nhập vào nhà người ta và hít ngửi nách áo của họ… thì bầu không khí chung của cả cuốn sách vẫn bình tĩnh đến kỳ lạ. Nếu từng yêu thích Haruki Murakami thì đây là cuốn sách mà người hâm mộ có thể khám phá ra một phong vị hoàn toàn khác của ông. Và tất nhiên tập truyện cũng dễ dàng tiếp cận những ai vốn không thấy gẫn gũi phong cách hiện thực huyền ảo bấy lâu của tác giả.

.

nhung_cuon_sach_mua_thu 2015 _elle 2

Tập truyện gồm 7 câu chuyện gồm 7 câu chuyện: Drive my car, Yesterday, Cơ quan độc lập, Scheherazade, Kino, Samsa đang yêu và Những người đàn ông không có đàn bà.

Các truyện ngắn trong tác phẩm được thiết lập theo một mô-típ, một chủ đề riêng, sắp xếp các truyện theo khái niệm những người đàn ông không có đàn bà. Theo nhà xuất bản Những người đàn ông không có đàn bà, tập truyện ngắn mới nhất của ông kể từ sau 2005 hoàn toàn không có bóng dáng một cơn mưa cá, mưa đỉa, những giấc mơ nguyên tội hay thậm chí một cái giếng – thế giới siêu tưởng quen thuộc của Murakami. Mà đây là những câu chuyện đời thành đô, với những suy tư thị dân mà ai cũng có nhưng ít khi tìm được cách diễn đạt thành lời.

Còn Chị Còn Em (Tessa de Loo)

Ở trong trái tim u buồn và đầy rạn vỡ của hai người phụ nữ sống qua thời kỳ chiến tranh u tối, cuộc sống thanh bình chưa thể lan đến đó, bởi còn có một cuộc chiến khác, cuộc chiến nội tâm vẫn dai dẳng. Đọc Còn Chị Còn Em ta như thấy một buổi chiều tà đang đến, lòng người không thể tận hưởng được nét đẹp thanh thản bởi nỗi đau, mất mát và nguyên nhân đẩy họ vào nghịch cảnh thảm khốc là một thứ ám ảnh không dứt. Kể cả là tình thân cũng khó mà nhân danh nó để đặt xuống cho nhau sự tha thứ một cách dễ dàng.

Còn chị còn em kể về câu chuyện của hai người phụ nữ trong cùng một gia đình nhưng nghịch cảnh hợp tan của thời cuộc đã khiến họ như phải đứng ở hai đầu chiến tuyến. Nó là một chuỗi kết nối những hồi ức về quá khứ của hai chị em sinh đôi đã ở tuổi 80 về quãng đời họ đã trải qua từ thơ ấu đến tuổi trẻ trong những năm tháng trước và sau Thế chiến II. Hai chị em sinh đôi Anna – Lotte, 3 tuổi mồ côi mẹ, 6 tuổi mất cha, bị chia cắt, rồi hơn 70 năm sau tình cờ gặp gỡ. Anna, sống ở Đức – đã là vợ một sĩ quan SS, còn Lotte, lớn lên ở Hà Lan – từng yêu thương, che giấu một chàng trai Do Thái trước quân Đức phát xít. Hoàn cảnh sống khác nhau, hai con người vốn là ruột thịt, lại trở nên khó thông cảm, khó tha thứ cho nhau vì đều từng bị tổn thương bởi những biến cố khách quan của lịch sử. Ý thức rõ mình là ruột thịt, nhưng mối ác cảm sâu trong lòng cứ đẩy họ xa nhau, khiến các cuộc đối thoại trở nên rời rạc. Tất cả là vì chiến tranh, vì những tội ác, những tổn thương mà mỗi người trong họ không ai phải chịu trách nhiệm. Lotte một mực kết án người Đức, trong đó có chị ruột bà, còn Anna cố biện minh rằng chính nhiều người Đức hoàn toàn không hay biết gì về tội ác của những kẻ đã cầm đầu đất nước họ. Liệu cuộc đời đau xót của Anna, hay chính nỗi thống khổ của người dân Đức bình thường trong Thế chiến II, có thể làm tan chảy khối băng giá thù địch đối với cả một đất nước trong lòng Lotte? Và liệu họ có thể hòa hợp trở lại như định mệnh vốn là chị em song sinh của mình?

.

Con chi con em-01

Còn Chị Còn Em (Tessa de Loo)

Ra đời năm 1993, Còn chị còn em gây nên nhiều tranh cãi trong giới phê bình nhưng nhận được sự đồng cảm sâu sắc của độc giả và được xem là một trong những tiểu thuyết quan trọng trong nền văn học Hà Lan đương đại. Tessa de Loo (1946) được giới phê bình thế giới nhận xét là đã “thành công khi cá nhân hóa được giai đoạn khó hấp thụ này của lịch sử.” Và hơn ai hết, những người đọc yêu văn chương đều cảm nhận rõ nét thông điệp hàn gắn của Tessa qua tác phẩm, tác giả trở thành một trong những cây viết nổi tiếng tại Hà Lan. Đến nay, cuốn sách đã bán được hơn một triệu bản. Năm 1994, tác phẩm được tặng giải Von-der-Gablentz và giải Publieksprijs (Giải độc giả) Hà Lan. Tác phẩm cũng từng được chuyển thể thành phim và nhận được đề cử giải Oscar cho bộ phim nước ngoài hay nhất vào năm 2002.

Thư Tình (Iwai Shunji)

Nếu là fan của điện ảnh Châu Á thập nhiên 90, và yêu thích những bộ phim về mối tình đầu trong trẻo, bạn chắc hẳn phải biết đến Love Letter nổi tiếng của đạo diễn người Nhật Iwai Shunji. Giới thiệu sách hay lần này giới thiệu độc giả “Thư Tình” – một tác phẩm đã được dựng thành phim, một bộ phim dịu dàng, đẹp và buồn đến nao lòng. Tác phẩm Thư Tình cũng được viết ra từ chính Iwai Shunji với mục đích ngay từ đầu là để dựng thành một bộ phim như thế. Love Letter từng dành nhiều giải thưởng quốc tế.

.

Thư Tình (Iwai Shunji)

Thư Tình (Iwai Shunji)

Câu chuyện trong Thư Tình bắt đầu vào ngày giỗ thứ hai của hôn phu Watanabe Hiroko là Fujii Itsuki, người đã mất vì tai nạn trên núi tuyết, khi Hiroko có ý tưởng gửi một bức thư cho chồng trên thiên đường bằng cách gửi tới địa chỉ ở Otaru – nơi Itsuki từng sống hồi niên thiếu nay đã thành đường quốc lộ. Thật bất ngờ thay, có thư hồi âm tới, người gửi ký tên là Fujii Itsuki, mở đầu cho chuỗi trao đổi thư kỳ lạ. Dần dà, Hiroko hiểu ra, có một người nữa cũng tên là Fujii Itsuki, người đó là con gái, học cùng lớp cấp II với hôn phu Fujii Itsuki của cô. Trong lần tới Otaru với ý định gặp cô bạn cùng lớp, trùng họ trùng tên với hôn phu của mình nhưng rốt cuộc không đủ can đảm để gặp, Hiroko phát hiện ra cô gái Fujii Itsuki có diện mạo giống hệt cô. Qua những câu chuyện cô gái Fujii Itsuki kể trong thư sau đó, Hiroko nhận ra cô bạn cùng lớp trùng họ trùng tên này chính là tình yêu đơn phương đầu đời của hôn phu Fujii Itsuki. Có lẽ vì không quên được mối tình đầu ấy mà ngay lần đầu tiên gặp Hiroko, người có ngoại hình giống cô gái thương nhớ thuở thiếu thời, anh đã ngỏ lời yêu cô ngay lập tức.

.

Thư tình

Cũng giống như cách mà bộ phim Love Letter, nhưng từ tốn và sắc nét hơn, Thư Tình đưa con người ta chìm đắm trở lại trong cái xúc cảm ngây dại một thời, vừa ấm áp, tinh tế, vừa nuối tiếc xót xa. Nó khiến ta nhận ra cái tình cảm sâu đậm dành cho một ai đó mà mãi mãi không được đền đáp, mãi mãi dang dở sẽ cứ ngậm ngùi, da diết đến thế nào. Nhất là với những ai, thật ra cũng từng muốn nói cho thành câu “ Tôi cũng rất yêu bạn” nhưng không nên lời, sẽ hiểu được giá trị của thời gian là dằn vặt, là chẳng bao giờ cho ta trở lại quá khứ trong sáng đến xanh ngần ấy. Một cuốn sách hay quá hợp để ru lại lòng mình, khơi lên những cảm hứng của tuổi trẻ hay là đơn giản là dành tặng cho ai đó cần lấp đầy một khoảng trống.

Xem thêm

ELLE Giới thiệu: Sách hay tháng 7

Ra mắt sách “Đời về cơ bản là buồn cười”

Sách tô màu cho người lớn – Vương quốc muôn loài

Nhóm thực hiện

Bắp

Hình ảnh: Tư liệu

 

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more