Cuộc tuần hành “Women’s Marches” tổ chức tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) diễn ra vào ngày 21 tháng 1 năm 2017, chỉ một ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã thu hút hơn 500.000 người tham gia. Ước tính tổng số người tham gia sự kiện Woman’s March trên toàn nước Mỹ có thể đã đạt tới mức 4 triệu người. Cuộc tuần hành “Women’s Marches” ban đầu dự kiến tổ chức vào ngày 9 tháng 11 năm 2016 trước đài tưởng niệm tổng thống Abraham Lincoln, sau ngày bầu cử toàn quốc, nhưng kế hoạch đã được dời lại đến ngày 21 tháng 1 năm 2017. Sự kiện này được đặt tên theo cuộc biểu tình vì nhân quyền mà Mục sư Martin Luther King Jr. đã có lời phát biểu “Tôi có một giấc mơ” nổi tiếng. nhằm thúc đẩy nữ quyền, quan tâm đến những vấn đề về nhập cư, quyền lợi cho cộng đồng đồng tính và chuyển giới và chăm sóc sức khỏe.
Hãy cùng ELLE điểm qua những điểm đáng nhớ trong phong trào tuần hành “Women’s Marches”:
Phong trào tuần hành “Women’s Marches” diễn ra tại thủ đô Washington D.C
Chiến dịch bắt đầu khởi hành lúc 10h sáng trên đại lộ Independence (Độc lập) và đường số 3 ở góc tây nam của tòa nhà Capitol. Dòng người biểu tình di chuyển tiến vào khu vực công viên National Mall (Quảng trường Quốc gia) bên trong có Nhà Trắng, tòa nhà Quốc Hội, Tối Cao Pháp Viện.
Người đứng đằng sau phong trào tuần hành “Women’s Marches”
Ý tưởng tổ chức tuần hành xuất phát từ trang facebook của một nữ luật sư về hưu tên Teresa Shook ở Hawaii và mời 40 bạn bè của cô đến dự buổi tuần hành tại Washington. Rồi chiến dịch nhanh chóng lan rộng thu hút hàng ngàn phụ nữ đăng ký tuần hành. Để đảm bảo tính đa dạng về sắc tộc, cũng như xuất thân của ban tổ chức, bà Vanessa Wruble đã mời ba phụ nữ quyền lực là bà Linda Sarsour, chủ tịch Hội người Mỹ gốc Arab tại New York; Tamika Mallory, giám đốc Mạng lưới Hành động Toàn quốc (NAN); Carmen Perez, giám đốc nhóm Quy tụ vì Công lý và NTK thời trang Bob Bland.
Đến ngày 18 tháng 1, hơn 400 tổ chức sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành có tên trong danh sách “Đối tác” xuất hiện trên trang mạng chính thức của “women’s march”. Trong đó hai tổ chức Planned Parenthood (tạm dịch là Kế Hoạch Gia Đình) có hệ thống rộng khắp ở Mỹ, chuyên về phá thai với số vụ phá thai kỷ lục do tổ chức này thực hiện đã lên tới hằng triệu vụ mỗi năm, và Natural Resources Defense Council (Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên) – tổ chức ủng hộ môi sinh quốc gia phi lợi nhuận có khoảng 1.2 triệu thành viên, tập trung vào mục đích bảo vệ địa cầu, loài hải dương, động vật hoang dã quý hiếm là nhà tài trợ chính của chương trình.
Truyền tải thông điệp tích cực
Ban tổ chức khẳng định phong trào không hoàn toàn chỉ là “chống đối Trump“. CNN cho biết họ muốn gửi thông điệp tích cực rằng “nữ quyền cũng là nhân quyền”. Đặc biệt, giúp phụ nữ thuộc các sắc tộc thiểu số lên tiếng lo ngại về nạn phân biệt chủng tộc, quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản hay chú trọng tới các vấn đề đối xử bình đẳng đối với cộng đồng người đồng tính (LGBT).
Bà Linda Sarsour, chủ tịch Hội người Mỹ gốc Arab tại New York, nói với New York Times rằng cuộc tuần hành là “cơ hội để đưa những cuộc đối thoại đến tận cùng”. Mục tiêu lâu dài của nó là “tiến bộ xã hội và những thay đổi chính trị”.
Các nhân vật nổi tiếng tham gia lên tiếng
Cuộc biểu tình không dừng ở trên đường phố, khắp mạng xã hội, nhiều sao nữ như Amy Schumer, Samantha Bee, Olivia Wilde, Lupita Nyong’o, Chelsea Handler, Zendaya, Katy Perry, Madonna và Cher cũng đồng loạt lên tiếng phản đối chính sách mới của tân tổng thống, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền phụ nữ với hashtag #womansmarch.
Những người nổi tiếng đồng hành cùng chiến dịch tuần hành Women’s March.
Xem thêm:
Nữ quyền trong âm nhạc – Những biểu tượng của nữ quyền nổi loạn
Nữ quyền trong điện ảnh & những gương mặt truyền cảm hứng
Sức mạnh nữ quyền lên ngôi trong làng thời trang quốc tế
Nhóm thực hiện
Khánh Ly (Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE, lược dịch theguardian.com)