Văn hóa / Thế giới văn hóa

Những điều có thể bạn chưa biết về Lễ Giáng Sinh

Đối với các tín đồ Thiên Chúa Giáo, hẳn là họ đã hiểu rất rõ ý nghĩa và tinh thần của ngày lễ Giáng Sinh. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người vẫn chưa rõ nguồn gốc cũng như ý nghĩa thiêng liêng của ngày lễ này.

Vậy các bạn hãy cùng ELLE tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của Giáng Sinh nhé.

Giáng sinh là gì?

Giáng sinh là dịp lễ để chúng ta ăn mừng ngày sinh của Chúa Giê-su (Jesus Christ). Người Thiên Chúa giáo trên toàn thế giới ăn mừng sự kiện này vào ngày 25/12 hàng năm. Nói một cách chính xác, 25/12 không phải là ngày sinh của Chúa Giê-su mà ngày này được chọn do trùng với ngày mà người La Mã theo đa thần giáo làm lễ tôn vinh thần Saturnus (vị thần thu hoạch) và thần Mithras (thần ánh sáng cổ đại). Lễ hội này diễn ra ngay sau ngày Đông chí, ngày có thời gian mặt trời chiếu sáng ngắn nhất trong năm ở Bắc bán cầu, nhằm nhắc nhở mọi người rằng mùa đông sẽ không kéo dài mãi mãi và đây là một dạng của tục thờ thần mặt trời.

lễ giáng sinh

Đối với người Thiên Chúa giáo, Chúa Giê-su là con trai của Đức Chúa trời và là Đấng Cứu Thế.

Chúa Giê-su được sinh ra vào khoảng 2000 năm trước. Đối với người Thiên Chúa giáo, Chúa Giê-su là con trai của Đức Chúa trời và là Đấng Cứu Thế; họ tin rằng Chúa Giê-su đến với loài người để chết vì những tội lỗi mà con người gây ra, giúp chúng ta có thể đến được thiên đường.

Ý nghĩa của từ “Christmas”

Nguồn gốc của từ “Christmas” từ cụm từ “Mass of Christ – thánh lễ của chúa Giê-su”. Cụm từ này đã từng được viết dưới dạng rút ngắn là “Christ Mass”. Và, mọi người đôi khi dùng từ ngắn hơn là “Xmas”.

lễ giáng sinh
Christmas có nghĩa là “Mass of Christ – thánh lễ của chúa Giê-su”.

Giáng sinh an lành

Ngày nay, Lễ Giáng sinh đã có nhiều thay đổi so với ý nghĩa nguyên thủy của dịp lễ này. Chúa Giê-su ra đời vào tháng 3, nhưng mọi người lại kỷ niệm ngày sinh của Ngài vào ngày 25/12, khoảng thời gian Đông chí. Dịp lễ Giáng sinh kết thúc vào ngày thứ 12 của kỳ thánh lễ (6/1), trùng với số ngày mừng mặt trời quay trở lại theo quan niệm của người theo đa thần giáo cổ đại và người La Mã theo đa thần giáo. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những người theo Thanh giáo – hoặc thậm chí những Kitô hữu bảo thủ – không hài lòng vì Lễ Giáng sinh “không còn mang tính chất của tôn giáo như nó đã từng”, mà quên rằng Giáng sinh hoàn toàn không được tổ chức cho đến khoảng thời gian gần đây.

lễ giáng sinh
Ngày nay, Giáng sinh đã có nhiều thay đổi so với ý nghĩa nguyên thủy của dịp lễ này.

Những điều có thể bạn chưa biết về Giáng sinh

1. Ngày 25/12 được ăn mừng như ngày sinh của Chúa Giê-su. Lễ Giáng sinh được biết đến rộng rãi từ sau thế kỷ 19. Lễ Giáng sinh bắt đầu từ đêm 24/12 và kết thúc vào 12 ngày sau đó, nhằm ngày 6/1 với Lễ Hiển Linh (Lễ Ba Vua).

2. Tấm thiệp Giáng Sinh đầu tiên được bán vào năm 1843 không có hình ảnh của ông già Noel.

3. Vào năm 1860, họa sĩ Thomas Nast đã giới thiệu đến công chúng hình ảnh ông già Noel như chúng ta biết ngày nay – một người đàn ông vui vẻ, to béo, râu trắng trong bộ đồ đỏ tươi.

4. Chủ đề “Hòa bình và hòa thuận” xuyên suốt mùa Giáng sinh được tạo ra bởi những người theo đa thần giáo với niềm tin vào sức mạnh thần kỳ của cây tầm gửi – kẻ thù gặp nhau dưới bóng cây tầm gửi sẽ được hóa giải hận thù vào ngày hôm sau.

lễ giáng sinh
Chủ đề “Hòa bình và hòa thuận” xuyên suốt mùa Giáng sinh kể từ lần đầu tiên nó được khai sinh.

Xem thêm:

Trang trí Giáng sinh cho tiệc cuối năm

DIY – Tự tay trang trí Giáng Sinh

Địa điểm vui chơi dịp Giáng sinh

10 sự thật thú vị về ngày lễ Giáng sinh

Nhóm thực hiện

Bài: Quỳnh Giao Ảnh: tư liệu
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)