Văn hóa / Thế giới văn hóa

NSX Nguyễn Phi Phi Anh (PPAN) x Dự án nhạc kịch HOPE

Đạo diễn, nhà biên kịch, và nhà sản xuất Nguyễn Phi Phi Anh (PPAN) trở lại cùng DỰ ÁN NHẠC KỊCH “HOPE” (MỘNG ƯỚC). Lần đầu tiên ở Việt Nam, “HOPE” sẽ thắp sáng ánh đèn sân khấu L’Espace Hà Nội bằng 35 đêm diễn liên tục trong dịp cuối năm 2016 - đầu năm 2017.

Trong đó, khai màn cho “HOPE” sẽ là vở nhạc kịch “Đêm hè sau cuối” vào tối 4/10. Toàn bộ vé 6 suất diễn của vở diễn đầu tiên – “Đêm hè sau cuối” chính thức được mở bán từ ngày 5/9 tại fanpage “Đêm hè sau cuối” (https://www.facebook.com/DemHeSauCuoi).

Dự án “HOPE” gồm ba vở nhạc kịch theo phong cách Broadway, lần lượt được công diễn là “Đêm hè sau cuối” (tháng 10), “Góc phố Danh Vọng” (tháng 11) và “Mộng ước không xa vời” (tháng 1/2017) do đạo diễn trẻ Nguyễn Phi Phi Anh (PPAN) viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất. Thông qua “HOPE”, nhạc kịch cũng sẽ không còn là loại hình nghệ thuật xa xỉ. Với 35 đêm diễn hướng đến 10.000 khán giả thuộc mọi giới. Ngoài lớp khán giả trí thức, dự án muốn hướng đến thành phần chưa từng bước vào rạp hát và sẽ không bao giờ có nhu cầu vào rạp hát bằng 10 suất vé/buổi với giá ưu đãi cho người lao động nghèo, trẻ lang thang, cơ nhỡ; và 50 suất vé/buổi dành cho học sinh, sinh viên. Mọi nỗ lực hướng đến đại chúng của những người làm nên “HOPE” không chỉ dừng lại ở tràng vỗ tay ngắn ngủi sau đêm diễn.

.

PPAN quay trở lại Việt Nam, mang theo mộng ước định hướng khán giả đại chúng tới những tiêu chuẩn thẩm mỹ văn minh, nhưng vẫn bảo tồn được giá trị truyền thống cốt lõi của người Việt.
PPAN quay trở lại Việt Nam, mang theo mộng ước định hướng khán giả đại chúng tới những tiêu chuẩn thẩm mỹ văn minh, nhưng vẫn bảo tồn được giá trị truyền thống cốt lõi của người Việt.

Trở lại với dự án nhạc kịch “HOPE” – PPAN và các cộng sự của anh tiếp tục chứng minh “Mộng Ước” là “công trình kiến tạo tập thể”, gây ngạc nhiên về tài năng và phong cách làm việc. PPAN cùng ê-kíp thực hiện hoàn toàn là nhóm bạn trẻ không chuyên. Theo đó, mỗi vở diễn sẽ gồm 35 diễn viên. Ngoài ra, để đảm bảo phần âm thanh được diễn live tuyệt đối, trên sân khấu mỗi vở sẽ có 17 nhạc công.

.

Vở Đêm Hè Sau Cuối
Vở Đêm hè sau cuối thuộc thể loại nhạc kịch trinh thám, được trình diễn lần đầu cho khán giả vào những ngày cuối cùng của mùa Hè 2013 sẽ trở lại với khán giả yêu mến nhạc kịch của PPAN

Thông qua “HOPE”, PPAN muốn khẳng định chân lý, con đường duy nhất để đặt chân tới “danh vọng” là đam mê và khổ luyện. Ngoài một vài giọng hát từng tham gia các cuộc thi tài năng trên truyền hình thực tế, được khán giả quen mặt và biết tên, phần lớn nhân lực của “HOPE” đều là những người trẻ thuộc thế hệ 9X, đang là sinh viên, học viên và chưa phải nghệ sĩ chuyên nghiệp. Họ đến với “HOPE” với tất cả sự trong sáng, đam mê, không màng cả cát-sê, nhưng lại chịu áp lực rất lớn và khổ luyện dưới sự khắt khe và cầu toàn của PPAN.

.

•“Góc phố Danh Vọng” là tác phẩm đầu tay PPAN thực hiện tại Việt Nam, ra mắt năm 2012 và được làm lại vào năm 2013. Câu chuyện lãng mạn, mang màu sắc cổ tích và đậm chất trào phúng.
• “Góc phố Danh Vọng” là tác phẩm đầu tay PPAN thực hiện tại Việt Nam, ra mắt năm 2012 và được làm lại vào năm 2013. Câu chuyện lãng mạn, mang màu sắc cổ tích và đậm chất trào phúng.

Với tinh thần “bất ngờ như là cuộc sống”, từ kịch bản hấp dẫn đến ngôn ngữ kể chuyện lôi cuốn, “HOPE” muốn phá vỡ định kiến thưởng thức về loại hình nghệ thuật nhạc kịch từ trước đến nay: nhạc kịch không hàn lâm, mà rất dễ hiểu và giàu tính giải trí như các loại hình nghệ thuật phổ thông khác như ca nhạc, điện ảnh… Cả ba vở nhạc kịch thuộc dự án “HOPE” đều có một đặc điểm chung: đem lại cảm xúc vui vẻ, lạc quan và cảm giác gần gũi, quen thuộc bởi kịch bản đậm hồn Việt. Những cái tên nửa Việt nửa Tây, trang phục sành điệu, những bản hit đình đám thời thượng của Lady Gaga, Bruno Mars, Britney Spears,… và những giai điệu bất tử của những vở nhạc kịch nổi tiếng như Cabaret, Grease, NINE… sẽ vang lên trên sân khấu “HOPE” với phiên bản tiếng Việt do PPAN viết lời. Kịch bản phức tạp, thắt mở liên tục, với các nhân vật đối thoại bằng ngôn ngữ hóm hỉnh, tinh quái, và rất trẻ trung. Văn hóa Việt của một bộ phận người trẻ sẽ được gọi tên thông qua những tính cách, thói quen, thái độ sống lãnh cảm trước cái xấu, thực dụng, và tham vọng có khi điên cuồng.

.

Hope gieo thông điệp mang tính xã hội vượt lên trên cả nghệ thuật: Là THÁI ĐỘ SỐNG TÍCH CỰC của con người Việt Nam, đặc biệt là người trẻ: sống phải có niềm hy vọng và tin vào những mộng ước của chính mình.
HOPE gieo thông điệp mang tính xã hội vượt lên trên cả nghệ thuật: Là THÁI ĐỘ SỐNG TÍCH CỰC của con người Việt Nam, đặc biệt là người trẻ.

Sau tất cả, “HOPE” muốn gieo thông điệp mang tính xã hội vượt lên trên cả nghệ thuật: Là THÁI ĐỘ SỐNG TÍCH CỰC của con người Việt Nam, đặc biệt là người trẻ: sống phải có niềm hy vọng và tin vào những mộng ước của chính mình. Đó là hướng tới SỰ TỬ TẾ trong lao động nghệ thuật, kiến thiết và sáng tạo ra không gian nghệ thuật giải trí văn minh hiếm có, một cộng đồng những nghệ sĩ trẻ trong sáng và đam mê, một cuộc sống luôn luôn tồn tại những điều để tin và để mong đợi. Từ Hy Vọng tràn trề ấy, mỗi người sẽ có thêm động lực để thực hiện những HOPE – Mộng Ước – của riêng mình.

Xem thêm

Vở kịch Hamlet phiên bản Việt ra thế giới

3 tâm điểm tại triển lãm Nghệ thuật táo bạo nhất Việt Nam

Saigon Artbook 6 – Khiến nghệ thuật gần gũi hơn với cuộc sống

Nhóm thực hiện

Tạp chí Phái Đẹp ELLE Ảnh: Đô Tăng
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)