Làm đẹp / Xu hướng & Cảm hứng

Đừng để mình bối rối trong vương quốc của mặt nạ chăm sóc da

[Tạp chí ELLE số tháng 1/2018] Giữa hàng trăm chủng loại từ mặt nạ đất sét, mặt nạ kem và vô vàn mặt nạ giấy từ Hàn Quốc và Nhật Bản, để tìm được mặt nạ phù hợp không hề dễ dàng. Cùng ELLE điểm qua những bước cơ bản về phân loại và chọn lựa mặt nạ ưng ý nhất.

Tìm hiểu chi tiết về các loại mặt nạ chăm sóc da

Hãy cùng ELLE tìm hiểu 5 loại mặt nạ chăm sóc da da tiêu biểu và được yêu thích nhất tại Việt Nam hiện nay:

1. Mặt nạ ngủ

Đây là dòng mặt nạ chăm sóc da dùng qua đêm để nuôi dưỡng làn da khi bạn thư giãn trong giấc ngủ. Loại mặt nạ này thường có dạng kem, giống như một loại kem dưỡng đậm đặc. Tuy thường có giá thành cao hơn so với các loại mặt nạ khác, mặt nạ ngủ thường đem lại hiệu quả cao nhất và cũng rất tiện sử dụng. Sau các bước làm sạch da, bạn nên sử dụng toner hoặc essence để cân bằng làn da trước khi phủ một lớp mặt nạ mỏng. Bạn sẽ thức dậy với một làn da mềm mại và căng tràn sức sống. Với lượng dưỡng chất dồi dào, bạn chỉ nên sử dụng mặt nạ ngủ tối đa 2 lần/tuần. Nổi bật nhất trong dòng mặt nạ ngủ phải kể tới mặt nạ dưỡng ẩm Water Sleeping Pack của Laneige hay mặt nạ Overnight Vitalizing Mask của Sulwhasoo giúp dưỡng ẩm và làm sáng màu da.

Tìm hiểu chi tiết về các loại mặt nạ

Mặt nạ ngủ dưỡng ẩm Water Sleeping Pack của Laneige

Tìm hiểu chi tiết về các loại mặt nạ

Overnight Vitalizing Mask của Sulwhasoo 

 2. Mặt nạ rửa (Wash off)

Mặt nạ rửa có hai loại chính: làm sạch sâu và dưỡng chuyên sâu.

Mặt nạ chăm sóc da làm sạch sâu thường có thành phần chính từ các loại bùn khoáng hoặc đất sét, đặc biệt hữu dụng cho làn da thiên dầu nhằm làm sạch lỗ chân lông và hút dầu. Da mặt sẽ mềm mại hơn khi sử dụng đều đặn từ 1 tới 2 lần mỗi tuần. Những loại mặt nạ rửa này tuy phức tạp trong sử dụng nhưng có ưu điểm là giá thành phải chăng và đa dạng trong lựa chọn. Innisfree Jeju Volcanic Color Clay Mask chứa tro núi lửa Jeju trong khi Lush Mask of Magnaminty với tinh dầu bạc hà mang lại cảm giác sạch sảng khoái. L’Oréal Paris cho ra đời dòng mặt nạ Pure Clay với sự kết hợp của 3 loại đất sét: kaolin, montmorillon và ghassoul phối hợp tảo biển, than hoạt tính từ Nhật Bản hay lá bạch đàn (eucalyptus leaf) phù hợp cho tất cả mọi loại da. Bên cạnh đó, nhiều loại mặt nạ dưỡng chuyên sâu cũng cần lau sạch để tránh làm bí lỗ chân lông, gây mụn. Những sản phẩm nổi bật khác bao gồm L’Occitane Immortelle Cream Mask giúp làm sáng da; Dermalogica AGE SmartTM MultiVitamin Power Recovery® Masque với vitamin A, C và E giúp tái tạo làn da lão hóa. Dĩ nhiên bạn không thể bỏ qua mặt nạ hoa hồng đen nổi tiếng của hãng mỹ phẩm cao cấp Sisley. Black Rose Cream Mask với những thành phần chống lão hóa hàng đầu giúp xoay ngược thời gian mang tới làn da trẻ trung chỉ sau 10 tới 15 phút.

 Dermalogica AGE Smart MultiVitamin Power Recovery® Masque 

Mặt nạ hoa hồng đen nổi tiếng của hãng mỹ phẩm cao cấp Sisley

3. Mặt nạ lột (peel-off)

Mặt nạ chăm sóc da lột trước đây chủ yếu là dạng lột vật lý. Bạn bôi một lớp mặt nạ dày lên mặt, chờ khi mặt nạ khô sẽ lột nguyên lớp ra, kéo theo bụi bẩn và lớp da chết trền bề mặt, làm sạch lỗ chân lông. Bên cạnh dòng mặt nạ Youthmud nổi tiếng, Glamglow cũng mang tới mặt nạ lột Gravitymud Firming Treatment ánh bạc lấp lánh làm bạn không thể ngừng ngắm mình trong gương. Ngoài ra, hãng mỹ phẩm organic Origins với GinZing Peel-Off Mask với chiết xuất nhân sâm phù hợp với những người có làn da nhạy cảm.

Ngày nay, những loại mặt nạ lột hóa học càng trở nên thông dụng và phổ biến hơn. Một số hãng mỹ phẩm cao cấp như Aveda hoặc Elemis sử dụng enzym chiết xuất từ thực vật giúp tạo nhiệt để đẩy nhanh quá trình loại bỏ da chết cũng như tái tạo làn da. Da của bạn sẽ sáng mềm hơn ngay sau khi sử dụng. Trong khi đó, một số hãng sử dụng AHA và BHA ở nồng độ cao để loại bỏ những tạp chất và trả lại sức sống cho làn da. Hầu hết những loại mặt nạ này sau khi bôi lên da từ 10 tới 15 phút cần được massage và lau sạch. Sau đó bạn nên tiếp tục cùng các bước dưỡng da thông thường.

Origins GinZing Peel-Off Mask

Gravitymud Firming Treatment

4. Mặt nạ giấy

Mặt nạ giấy chắc chắn là loại mặt nạ tiện dụng nhất, phổ biến nhất và đa dạng nhất từ thương hiệu tới giá thành. Hầu hết loại da nào cũng có thể dễ dàng tìm được một loại mặt nạ giấy phù hợp. Nổi bật trên thị trường với giá vừa túi tiền phải kể tới các hãng Innisfree, My Beauty Diary, Mediheal hay Kosé. Bên cạnh đó những hãng mỹ phẩm cao cấp như Menard, Sulwhasoo hay Estée Lauder cũng không bỏ qua thị trường mặt nạ giấy siêu hot này.

Một số loại mặt nạ chăm sóc da giấy cao cấp bạn không nên bỏ qua:

Sulwhasoo Concentrated Ginseng Renewing Creamy Mask

Menard Authent Mask

Estée Lauder Advanced Night Repair Concentrated Recovery Powerfoil Mask

Sulwhasoo Concentrated Ginseng Renewing Creamy Mask

Tìm hiểu chi tiết về các loại mặt nạ

Estée Lauder Advanced Night Repair Concentrated Recovery Powerfoil Mask

5. DIY

Bên cạnh những dòng sản phẩm mặt nạ cao cấp có sẵn trên thị trường, bạn vẫn có thể tạo nên những mặt nạ DIY hiệu quả từ những nguyên liệu cơ bản nhất. Da khô: Sữa chua, mật ong và dầu hạnh nhân.

Da dầu: Một chút nước cốt chanh, mật ong và lòng trắng trứng

Làm sáng da: Mật ong, tinh bột nghệ và cám gạo

Tìm hiểu chi tiết về các loại mặt nạ

(Ảnh: Soap Queen)

Nhóm thực hiện

Bài MINH CLARKE Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Ảnh: Tư liệu  
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)