Nếu trước đây chúng ta chỉ có thể trị mụn bằng các sản phẩm bôi thoa và toa thuốc của bác sĩ, thì ngày nay chúng ta đã có thêm rất nhiều lựa chọn. Một trong những phương pháp phổ biến trong thời gian gần đây là: Trị mụn bằng ánh sáng sinh học. Vậy, phương pháp này sẽ mang đến lợi ích gì cho làn da mụn?
Cơ chế hoạt động của ánh sáng sinh học
Tiến sĩ Da liễu Dendy Engelman, giám đốc của bệnh viện Phẫu thuật Da liễu Metropolitan, sẽ chia sẻ cho chúng ta ta công dụng trị mụn bằng ánh sáng sinh học. Theo Đeny Engelman, trị liệu bằng ánh sáng sinh học thực chất là phương pháp dùng ánh sáng bằng đèn LED tác động lên da. Đèn LED sẽ phát ra tia hồng ngoại, và tử ngoại (UV) ở những bước sóng khác nhau và nhiệt độ khác nhau để chữa trị từng vấn đề của da.
Các phương pháp điều trị khác thường gây tổn thương cho da với mục đích kích thích sự tự phục hồi của cơ thể để tái tạo làn da mới. Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng sinh học không hề gây bất kỳ tổn thương nào lên da. Các tia UV từ ánh sáng mặt trời sẽ gây hại cho da. Nhưng, các tia tử ngoại trong phương pháp điều trị mụn bằng áng sáng sinh học đã được điều chỉnh để không gây hại da. Vì lẽ đó, giới làm đẹp đã rất “ưu ái” phương pháp này.
BÀI LIÊN QUAN
Lợi ích trị mụn bằng ánh sáng sinh học
Chúng ta thường nghe trị mụn bằng ánh sáng sinh học, tuy nhiên lợi ích từ công nghệ này vượt hơn thế. Tuỳ thuộc vào màu sắc, ánh sáng sinh học sẽ mang đến những lợi ích khác nhau.
Ánh sáng xanh biển: Giảm thiểu sự xuất hiện của mụn
Ánh sáng sinh học màu xanh biển giúp chúng ta giải quyết các vấn đề về mụn. Tuy nhiên theo Viện Da liễu Mỹ (American Academy of Dermatology – ADD) cho biết, nếu chỉ sử dụng duy nhất ánh sáng xanh biển trong liệu trình sẽ khó thấy được kết quả rõ rệt. Vì vậy, ADD cho rằng, ánh sáng xanh biển chỉ hỗ trợ các phương pháp khác để việc điều trị mụn trở nên hiệu quả hơn.
Ánh sáng đỏ: Giảm thiểu nếp nhăn
Nhiều nghiên cứu (ở bước đầu) cho thấy ánh sáng đỏ sẽ giúp chúng ta cải thiện tình trạng lão hoá da. Cụ thể là, Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia ( National Center for Biotechnology Information – NCBI) chia sẻ cụ thể hơn về ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ giúp trẻ hoá làn da da bằng cách cải thiện các nếp nhăn, vết rạn, kết cấu da khô ráp. Tuy nhiên, chúng ta cần thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng minh về công dụng này.
Ánh sáng vàng: Trị sẹo do mụn để lại
Trong một nghiên cứu của NCBI, ánh sáng vàng ở cường độ thấp giúp cải thiện được tình trạng sẹo rỗ do mụn để lại.
Ngoài ra, công nghệ ánh sáng sinh học còn giúp ngăn chặn quá trình tăng sắc tố da. Theo NCBI, lượng sắc tố của các bệnh nhân viêm da sau khi điều trị bằng ánh sáng sinh học ít hơn so với bình thường.
Chúng ta có thể trải nghiệm phương pháp trị liệu bằng ánh sáng sinh học tại các trung tâm chăm sóc da. Bên cạnh đó, trên thị trường có những chiếc mặt nạ ánh sáng sinh học, phù hợp cho chúng ta sử dụng tại nhà.
Xem thêm:
4 bí quyết chăm sóc da mặt đang gây tranh cãi trong giới làm đẹp
Lời giải đáp của chuyên gia: Lăn kim có tốt không?
Thực hiện: Aaron Nguyen
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Việt Nam
Tham khảo: Skincare
Hình ảnh: Sergiy Tryapitsyn/123rf, billyheis/instagram
Nhóm thực hiện
Thực hiện: Aaron Nguyen Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Việt Nam Tham khảo: Skincare Hình ảnh: Sergiy Tryapitsyn/123rf, billyheis/instagram