Đánh bay mọi vết bẩn trên giày sneaker siêu dễ
Giày sneaker luôn có vị trí quan trọng trong tủ đồ quần áo, và việc giữ phong độ cho các đôi giày khỏi các vết bẩn cứng đầu giờ đây đã có phương pháp.
Những đôi giày sneakers được ví như “người bạn đồng hành” không thể thiếu của bất cứ ai vì vừa thời trang lại mang tính tiện dụng rất cao, nhưng các đôi giày thể thao, giày sneaker lại có đặc điểm là có phần đế cao rất dễ bám bẩn, hoặc thân giày được làm bằng chất liệu da hay loại chất liệu không thấm nước thì nó rất mau bị bẩn khi sử dụng thường nhật, nhưng nhờ “cứu tinh” Jason Markk – thương hiệu dụng cụ vệ sinh giày cao cấp với nguyên liệu an toàn đã nhanh chóng đánh bay mọi vết bẩn trên giầy sneaker một cách dễ dàng.
BƯỚC CƠ BẢN XỬ LÝ NHỮNG VẾT BẨN THÔNG THƯỜNG
Bắt đầu xử lý bằng bàn chải mềm chuyên dụng cao cấp để đánh quanh vết ố trên giày, rồi lấy nước dung dịch làm sạch đổ vào khăn nhỏ sợi cotton, đặt lên vết bẩn và nhấn lực vừa đủ cho chất bẩn thấm thấu vào khăn càng nhiều càng tốt. Tránh dùng khăn nhỏ sợi cotton để lau, vì điều này có thể làm vết bẩn lan rộng ra xung quanh.
DÍNH CỎ
Dạo chơi trên bãi cỏ thì không thể tránh khỏi những vết bẩn từ cỏ luôn dính vào giày. Hãy dùng bàn chải khô để loại bỏ một lượt các lớp bụi bẩm bám trên cùng, rồi tiến hành làm sạch theo những bước cơ bản đã hướng dẫn như trên. Đối với các chất liệu da tổng hợp thì vết ố bẩn cũng dễ dàng được làm sạch bằng nước lau giày với bản chải mềm chuyên dụng và khăn nhỏ sợi cotton có sẵn trong bộ dụng cụ.
BÙN ĐẤT
Để làm sạch những vết bẩn bùn bắn lên giày hơi phức tạp hơn một chút. Trước hết dùng một dụng cụ như chiếc tuốc-nơ-vít 2 cạnh hay một vật nào đó cũng có chức năng tương tự để nậy hay đập vỡ bùn khô bám. Đối với bùn khô, dùng bàn chải lông mềm để phủi rồi lấy tuốc-nơ-vít 2 cạnh để gạt bỏ bùn dính trong khẽ giày. Còn đối với bùn ướt thì sử dụng khăn nhỏ sợi cotton trong bộ dụng cụ để lau và nhấn xuống vết dơ để thấm hết bùn thừa còn dính sót lại. Bắt đầu làm sạch trong lòng giày, đế, thân trước và mũi giày. Chú ý chỉ lấy khăn nhỏ sợi cotton lau chứ không chà, để tránh làm trây vết bùn. Trong bùn có chứa dầu, và vết bùn thường hay sáng và không dễ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi bề mặt đã bám dính vào trước đó, nên cần phải làm sạch giày càng nhanh càng tốt.
VẾT MÁU
Nếu có thể, hãy đeo găng tay cao su trước bắt đầu làm vệ sinh giày vì lý do vệ sinh an toàn. Lấy khăn nhỏ sợi cotton lau ngay vết máu, để máu thấm vào khăn càng nhiều càng tốt. Không được ngâm vùng dính vết máu vào nước vì sẽ làm máu tan và lan ra xung quanh. Sau khi lau sạch vết máu thì tiến hành làm sạch theo những bước cơ bản đã hướng dẫn trước đó.
CÀ PHÊ
Chẳng may lỡ dính cà phê thì cũng không có gì đáng lo ngại, vì cơ bản cà phê cũng là nước nên có thể dễ dàng làm sạch. Vừa bị cà phê dính vào hãy dùng ngay giấy ăn hoặc khăn nhỏ sợi cotton để thấm hút vết bẩn liền. Rồi chèn một chiếc khăn cũ vào bên trong chiếc giầy để hút nước và bọc nguyên cả chiếc giầy lại bằng khăn nhỏ sợi cotton.
VẾT TRẦY XƯỚC
Dùng bàn chải để phủi sạch bụi bẩn, nhưng đôi khi chà mạnh sẽ tạo lực ma sát làm xầy xước bề mặt giày. Nên đối với các vết bẩn trên bề mặt hãy sử dụng khăn nhỏ sợi cotton để lau với lực vừa phải. Tránh dùng lực quá mạnh vì nó có thể sẽ làm bong tróc sơn và tạo ra vết trầy làm ảnh hưởng đến bề mặt giày.
RƯỢU VANG
Rượu vang đỏ rất bền màu và có tính axít, sẽ không phai nếu không được giải quyết nhanh chóng. Trước hết thấm vết rượu bằng giấy khăn hoặc khăn nhỏ sợi cotton trong bộ dụng cụ Jason Markk, nhằm xóa mờ vết rượu. Tiếp theo dùng ít nước cho vào vết bẩn để làm loãng rượu, sau đó dùng nước nóng cùng với nước tẩy rửa để làm sạch. Vết bẩn sẽ được mờ hẳn đi, nhưng có thể sẽ không được loại bỏ hoàn toàn.
Hiện tại sản phẩm chưa bán tại Việt Nam.
—
Xem thêm:
Khánh Ly (Nguồn: Tạp chí phái đẹp Elle, lược dịch coveteur.com)