Ban đầu, ý định theo đuổi niềm đam mê kiến trúc chỉ là một mơ ước xa vời, nhưng rồi tại London, Stefano Vitali quyết định rẽ bước ngoặt lớn: dành hẳn một năm nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc tại New York nhằm phát triển thiên hướng của mình. Ông nhận được sự hậu thuẫn vững chắc từ gia đình tư sản Canova, một dòng họ vốn dành cả cuộc đời theo đuổi lịch sử nghệ thuật, hiện sở hữu bảo tàng Canova (www.museocanova.it) ở vùng Gipsoteca thuộc Possagno.
Ông chọn cái tên Avanguardia Antiquaria (Vanguard Antiquarianism) cho phòng tranh của mình, mang hàm ý đảo ngữ khi nói về hai mặt của sự phát triển, vừa thích nghi đồng thời luôn phá vỡ các quy luật cuộc sống. Với công việc môi giới đồ cổ của ông, cái tên đó còn có ý nghĩa gìn giữ các giá trị.
Ngôi nhà của Stefano, một biệt thự đẹp đẽ gần trung tâm Milan, mang phong cách thập niên 1930 nhuốm chút màu u buồn, nơi ta có thể thảnh thơi hưởng thụ khung cảnh điền viên với khu vườn phong phú đủ loại cây trồng, với những thảm cỏ và những hàng cây. Căn nhà là phần mở rộng của phòng tranh bởi nó có thể chuyển đổi chức năng rất linh hoạt, lúc này nó có thể chứa đầy đồ nội thất, nhưng khi khác lại biến đổi hoàn toàn nhằm phục vụ cho mục đích mới. Và việc thay đổi, sắp xếp lại căn nhà là công việc mà ông ưa thích hơn hết thảy, như một đam mê.
Đây không phải là bất động sản của gia đình, cũng không phải tài sản thừa kế từ tổ tiên; Stefano Vitali biết đến ngôi nhà này từ khi con nhỏ khi ông cùng chúng bạn hay tới đây vui đùa. Lúc căn nhà được rao bán, Stefano Vitali đã cùng anh, chị mình mua nó, và họ lần lượt chia nhau các tầng để sinh sống. Nhờ vậy, nơi đây đã trở thành một mái ấm gia đình. Hơn nữa, qua thời gian căn biệt thự dần biến thành nơi trải Nghiệm nghệ thuật với các thể loại phong phú: một số dự án được triển lãm trong vườn khi phòng tranh chưa tồn tại; những sự kiện về phim ảnh, âm nhạc hoặc đơn giản là vô số buổi tiệc tùng gặp gỡ bạn bè, người thân yêu. Chính những điều đó đã biến nơi này thành chỗ sum họp, tề tựu đông vui.
Rất nhiều món đồ đã được Stefano Vitali sưu tập qua những chuyến vượt đại dương xa xôi trong thập niên 1990, kết hợp những tác phẩm được tạo ra bởi các NTK trứ danh như Jeanneret, Magistretti, Borsani và Ponti, những người sau này cùng hợp tác với ông ở gallery.
Các tác phẩm nghệ thuật đương đại có thể đem lại sự đồng cảm trong thái độ giữa con người với nhau. Đó cũng là cách mà người làm kinh doanh như Stefano đánh thức được người nghệ sĩ tồn tại trong mình, khi ông bắt được cái nhìn nồng nhiệt, truyền đầy cảm hứng của những người tổ chức triển lãm ở đây. Nghệ thuật tạo ra sợi dây kết nối cảm xúc giữa người với người, một mối quan hệ ý nghĩa hơn rất nhiều mối quan hệ nghề nghiệp đơn thuần.
Qua thời gian, căn biệt thự dần biến thành nơi trải nghiệm nghệ thuật với các thể loại phong phú: dự án nghệ thuật, âm nhạc, được triển lãm trong vườn, vô số buổi tiệc tùng gặp gỡ bạn bè… Một nơi chốn xa lạ bắt đầu trở thành mái ấm, khi những người sống ở đó hòa trộn những câu chuyện và ký ức của riêng họ vào không gian sống, để khi cánh cổng chính mở ra, khép lại, họ chỉ còn lại cảm giác về một tổ ấm bình yên.
—-
Xem thêm
Không gian sống lấy cảm hứng từ châu Phi đa màu sắc
Thiên đường của không gian nghệ thuật
7 kiến thức bạn cần biết khi mua sắm nội thất Ý
Nhóm thực hiện
Tạp chí Phái đẹp ELLE