Và về nhiều điều khác. Nhưng trong thời kì chuyển dịch cơ cấu xã hội cũng chẳng khó khăn khi bắt gặp thói hư, tật xấu của nhiều người xung quanh.
Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu (nhiều tác giả)
Không phải là cuốn sách thơ mộng, lãng mạn hay ca gợi vẻ đẹp của người Việt. Ngay từ tựa đề cuốn sách, người đọc đều nhận thấy mục đích chính của nó là bàn đến những tật xấu của người Việt trong xã hội hiện đại ngày nay.Cuốn sách này là tập hợp các bài viết của các nhà văn, nhà báo, trí thức, người dân bình thường hay là câu chuyện của các em nhỏ. Đọc Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu, chúng ta sẽ thấy có những câu chuyện ta đã gặp ngoài đời thường, thấy mình ở trong đó hoặc học được ở đó những bài học để không giẫm phải vết xe đổ.
Những thói xấu của người Việt như sự sính ngoại, lãng phí, không có văn hóa xếp hàng nơi công cộng,… cũng được liệt kê rõ. Chẳng hạn như tính khoe khoang của người Việt. Có câu chuyện như sau: Có anh chàng nọ vừa đến nhà bạn chơi, chưa kịp hỏi han gì thì anh bạn đã vào ngay chủ đề “Con gái nhà chú dạo này học thế nào? Con bé nhà tôi học giỏi lắm, ăn xong chỉ biêt ngồi vào bàn học,….”. Nhưng lúc đó tác giả lại thấy con gái anh bạn đang ngồi ở bàn học với vẻ mặt nhăn nhó, có vẻ không hứng thú gì. Hay việc đất nước ta còn nghèo, giáo dục còn hạn chế nhưng số lượng thạc sĩ, tiến sĩ thì hơn nhiều nước phát triển khác. Điều đáng nói, có vẻ số lượng không nhỏ thạc sĩ, tiến sĩ này lại chỉ nhận xong tấm bằng còn đóng góp gì cho đất nước thì không thấy thực hiện.
Trong sách là những mẩu chuyện nhỏ giản dị nhưng cũng không kém phần thâm thúy. Nó khiến nhiều người phải giật mình mà nhận ra tật xấu mình đang mắc phải. Cuốn sách như muốn tạo ra một sự thay đổi lớn trong đời sống người Viêt. Chỉ khi cả cộng động thực sự cảm thấy xấu hổ về thói hư tật xấu của mình, khi đó mọi việc mới có thể thay đổi. Cũng giống như tác phẩm “Người Trung Hoa xấu xí” của Bá Dương được xuất bản từ lâu. Chính nó đã hâm nóng dư luận, tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ của Trung Quốc.
Không chỉ kiến giải nguyên nhân những thói hư tật xấu của người Việt. Các tác giả còn đề xuất hình thức, phương pháp sửa chữa, loại bỏ dần những tính cách và “căn bệnh” có hại cho sự phát triển đất nước. Nhằm hướng tới việc xây dựng đời sống tinh thần ngày càng tốt đẹp.
Làng quê đang biến mất ( Tạ Duy Anh)
Dù đã xuất bản được 2 năm nhưng thể loại bình luận xã hội khiến người ta thường bỏ qua nó. Nghe đến tên họ đã cảm thấy khô khan, nếu là người trẻ tuổi hẳn sẽ chẳng mấy ai tìm đọc. Nhưng khi tìm hiểu kĩ, bình luận xã hội cũng có cái hay riêng của mình.
Hơn 300 trang sách, Tạ Duy Anh đề cập tới nhiều mặt tiêu cực trong đời sống. Tác giả phân tích những băng hoại đạo đức và nhân cách của một vài bộ phận như nạn tham nhũng, lối cửa quyền, thói quan liêu. Lối tư duy manh mún, nhỏ lẻ, chủ quan duy ý chí hay sự khôn vặt của một số thành phần không nhỏ cũng được ông mổ xẻ.
Hơn nữa, Làng quê đang biến mất còn là sự cảnh báo về tình trạng đô thị hóa ồ ạt không kiểm soát hiện nay. Sự chuyển dịch không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế, đô thị hóa còn khiến cho nét đẹp văn hóa nông thôn dần biến mất. Rồi sẽ đến lúc những hình ảnh của cổng làng, lũy tre, cây đa, giếng nước, sân đình,… sẽ chỉ thấy trong sách vở. Một lối sống mà tác giả phải thốt lên “không phải của người nhà quê, nhưng cũng rất lâu nữa hoặc không biết đến bao giờ, mới là của người thành thị”.
Với ngòi bút sắc sảo cùng cái nhìn công tâm về các vấn đề xã hội, Tạ Duy Anh đã khiến chúng ta nhận thấy xã hội còn tồn tại nhiều góc tăm tối. Những câu chuyện được tác giả cóp nhặt, từ thực tế bước vào trang sách, nó không mơ mộng viển vông cũng chẳng có nghệ thuật nói quá. Tất cả đều có thực, “căn bệnh” mà bất kì người Việt nào cũng thấy mình trong đó.
—
Xem thêm
35 lưu ý khi muốn tạo dựng thói quen đọc sách
Những cuốn sách hay nên đọc cho người đam mê ẩm thực
Cuốn sách trở thành hiện tượng toàn cầu: Cô Gái Trên Tàu
Nhóm thực hiện
Linh Trang Trần (Nguồn: Tạp chí Phái Đẹp ELLE)