Thời trang / Thế giới thời trang

Siêu mẫu Naomi Campbell kêu gọi tăng cường sự đa dạng và hiện đại trong ngành thời trang

Siêu mẫu người Anh cho rằng sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mang lại nhiều cơ hội, khách hàng cũng như đầu ra hơn cho các NTK trẻ.

Phong cách là những gì mà siêu mẫu Naomi Campbell sẵn có, nhưng sự bền vững mới là thông điệp định kỳ của cô tại hội nghị chuyên đề trao đổi hàng hóa cao cấp giữa Pháp và Mỹ diễn ra tại Lincoln Center thứ Năm vừa qua.

Sau khi đưa ra một vài ví dụ trong lịch sử, Naomi nhấn mạnh với những người tham dự sự kiện về sự cần thiết của việc đa dạng hóa trong ngành, xác định lại các mặt hàng cao cấp và đưa ra những chiến lược mới cho nhánh bán lẻ đang không ngừng đổi thay. Những phương tiện truyền thông mới và các trang mạng xã hội cũng là những yếu tố được chú ý trong hội nghị.

Chân dung siêu mẫu Naomin Campbell.

Pháp – chiếc nôi của thời trang và sự bình đẳng

Khẳng định rằng phong cách Pháp và sức mạnh Mỹ đã luôn là bộ đôi chiến thắng trong thế giới thời trang, Campbell phát biểu: “Sự nối kết lịch sử của ngành công nghiệp Pháp đã bắt đầu từ thế kỷ 15. Và tới thế kỷ 17, nó đã phát triển tới mức mà bộ trưởng tài chính hoàng gia đã phải nói rằng thời trang đối với Pháp như những mỏ vàng với Pê ru.”

Nàng báo đen cũng nói về về việc Pháp đã “luôn đồng nghĩa với cao cấp, cũng như là với bình đẳng, tự do và xúc tiến” như thế nào và rằng tất cả những điều đó đều quan trọng đối với cô. “Giống như tất cả mọi người ở đây, tôi khát khao về một cơ hội tiến bộ trong bình đẳng giới tính,  chủng tộc, nền tảng. Đây là những mục tiêu toàn cầu, và mặc dù đôi lúc, dường như thế giới đã bước lùi lại, nhưng nhìn chung chúng ta đã đạt được những bước tiến quan trọng.”

Naomi Campbell sải bước bên cạnh các siêu mẫu khác trong sự kiện của tổ chức Fashion for Relief. (Ảnh: John Phillips/ Getty Image)

Những bước tiến trong đa dạng về sắc tộc

Gần đây, cuộc đua tới bình đẳng cũng là chủ để chính cho sự kiện của Fashion for Relief (Thời trang cho Cứu trợ) – một tổ chức từ thiện mà siêu mẫu Naomi Campbell đã thành lập từ 13 năm trước cùng Hurricane Katrina. Cô đã gọi Edward Enningful, tổng biên tập của tờ Vogue Anh là “một đại diện trực tiếp của việc thời trang đang thay đổi theo con đường mới, tốt đẹp hơn.”

Naomi Campbel và Edward Enningful trên bìa tạp chí Industrie. (Ảnh: Mert and Marcus)

Tất nhiên, những bước đổi mới như vậy không diễn ra trong ngày một ngày hai. Từ một buổi chụp hình ở Paris cùng Bill King vào năm 1998, Naomi đã hỏi về việc được lên trang bìa của tạp chí Vogue ấn bản Pháp. Và người ta đã từ chối siêu mẫu với lí do là: “Chúng tôi chưa bao giờ đưa một người mẫu da màu lên bìa cả.”

Vô cùng thất vọng, cô đã tìm đến NTK Yves Saint Laurent, người mà cô đang ký hợp đồng cùng lúc đó, và nói “Tôi muốn một trang bìa của Vogue Pháp và họ đã nói không”. Yves trả lời: “Nào, chúng ta sẽ xem xét về điều đó”. Và thế là người ta đã thấy siêu mẫu Naomi Campbell xuất hiện trên bìa Vogue Pháp vào năm 1998. “Tôi mong rằng việc đó đã mở ra những cánh cửa cho nhiều người mẫu da màu khác.”

Báo đen Campbell lần đầu xuất hiện trên bìa tạp chí Vogue Pháp vào năm 1998. (Ảnh: Vogue)

Trong chuyến đi tới Tuần lễ Thời trang Nigeria và lễ tưởng niệm Winnie Mandela ở Nam Mĩ, Naomi đã phát hiện ra những NTK mới đang sử dụng các chất liệu và kỹ thuật may mặc với mức độ tiên tiến ngang hàng những hãng thời trang lớn.

“Ngành công nghiệp xa xỉ đang mở ra và những rào cản dân tộc cũng phải biến đổi theo từng mùa.”, Naomi nói đồng thời hứa hẹn rằng những tài năng mới ở Nigeria và Nam Mĩ, từ nhà thiết kế, tới người mẫu, nhiếp ảnh gia,… đều sẽ được đưa lên hàng đầu trong những năm tới.

Sức mạnh của truyền thông và mạng xã hội

Với sự tụt dốc của các mô hình bán lẻ cổ truyền song song cùng việc xây dựng ngày một vững mạnh của các phương tiện truyền thông, siêu mẫu Naomi Campbell nghĩ rằng bên ngoài các cửa hàng cao cấp, quần áo cũng có thể được tìm thấy ở những cửa hàng địa phương độc lập. Và sự thật cũng chứng minh điều đó, ở Paris, dân sành sỏi thời trang sẽ đến khu Marais để mua sắm thay vì vào những đại lộ cao cấp nổi tiếng như Haussmann hay Montaigne.

Siêu mẫu người Anh cũng đề cập đến việc thay đổi trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của cô như thế nào. “Ngày hôm nay, việc kinh doanh đã bị lật ngược. Những nhà quảng cáo đang phải dựa vào sự bành chướng của các gương mặt tài năng trên mạng xã hội và độ ảnh hưởng của họ lên những người theo dõi.”

Siêu mẫu Naomi Campbell cũng sở hữu một tài khoản instagram cá nhân với hơn 5 triệu người theo dõi.

Khi các phương tiện truyền thông không ngừng tiến hóa thì sự thay đổi này có thể coi là “tốt cho sức khỏe” của ngành bởi nó “mang tới những ý tưởng tươi mới cho các NTK, những cơ hội cũng như sự phơi bày cho những khán giả hay các đầu ra mới.”

Một ví dụ điển hình của những thay đổi

Siêu mẫu Naomi Campbell chỉ ra: “Streetwear đã nổi lên thành một trong những xu hướng phổ biến nhất trong thị trường xa xỉ ngày hôm nay.”

Những đôi slip on sneakers 600 đô của Céline, những chiếc áo nỉ oversize của Vetements, James Jebbia – nhà sáng lập thương hiệu Supreme đồng thời người chiến thắng giải NTK Đồ nam của năm do CFDA trao tặng hay giám đốc sáng tạo da màu đầu tiên của LVMH, Virgil Abloh, là những yêu tố đóng góp quan trọng theo quan điểm của siêu mẫu.

Chân dung Virgil Abloh, nhà sáng lập thương hiệu OFF-WHITE và giám đốc sáng tạo da màu đầu tiên của Louis Vuitton. (Ảnh: hypebeast)

Nhấn mạnh vào việc nguồn cảm hứng của rất nhiều các thiết kế trên bắt nguồn từ văn hóa đường phố, từ các công viên trượt ván và câu lạc bộ, chứ không phải là từ những công xưởng cao cấp ở Paris, Campbell nói: “Điều này là đại diện cho sự dân chủ hóa đầy thú vị trong thời trang và là thứ mà tất cả chúng ta nên nắm lấy.”

Quá khứ lịch sử hay tương lai tân tiến?

Trước chủ đề về cuộc chiến giữa di sản và hiện đại, nàng báo đen chia sẻ quan điểm: “Tất nhiên di sản là quan trọng nhất là khi rất nhiều thương hiệu nổi tiếng có nguồn gốc từ Paris. Tuy nhiên, thời trang nên là ngành công nghiệp đi trước trong việc cải tiến, chứ không phải là mãi mãi diễn giải từ quá khứ.”

Chỉ ra ví dụ của NTK Azzedine Alaïa – người “cha đỡ đầu” của siêu mẫu từ khi mới cô 15 tuổi, Campbell nói rằng các khách mời vẫn có thể tìm thấy sự ảnh hưởng lâu dài của ông trên các con phố New York, ngay sau khi họ rời sự kiện.

Naomi Campbell bên NTK tài năng Azzedine Alaïa. (Ảnh: Jean Marie Perier)

Siêu mẫu Naomi Campbell, cùng với Iman và Bethann Hardison – cặp đôi siêu người mẫu và nhà họa động thời trang nổi tiếng, tiếp tục giữ vững liên minh Cân bằng Đa dạng của họ. “Sự nắm bắt và tiến về phía trước này là cấp thiết đối với ngành công nghiệp của chúng ta.”

Nhóm thực hiện

Hương Giang (Nguồn Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Ảnh: Tổng hợp)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)