Chia tay có thể rất khó khăn. Trong một số trường hợp cực đoan, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, chia tay sẽ trở nên cực kì kinh khủng nếu bạn vẫn còn tình cảm với người cũ. Những cảm xúc ấy sẽ lặp đi lặp lại khi bạn nhớ về người ấy – chẳng hạn như gặp họ trong một bữa tiệc hoặc thấy một bài đăng mới của họ trên Facebook. Bạn bè sẽ khuyên bạn vượt qua nỗi đau và bước tiếp. Nhưng bằng cách nào? Cách tốt nhất giúp bạn thoát khỏi những cảm xúc này là gì? Hay chỉ đơn giản thuyết phục bản thân bằng cách theo đuổi sở thích và dành thời gian với bạn bè? Bạn có an ủi bản thân mình khi tự cho rằng mình vẫn mong mỏi người cũ hay không? Hoặc có thể bạn tự thuyết phục mình bằng ý nghĩ người ấy không hề xứng đáng với bạn, hay chỉ tập trung vào những lỗi lầm họ đã gây ra? Trong một nghiên cứu được xuất bản trong cuốn Journal of Experimental Psychology: General, Langeslag và Sanchez đã chỉ ra một số chiến thuật hiệu quả để đối mặt với tình trạng sau chia tay nhưng vẫn hoài niệm về người cũ.
Langeslag và Sanchez đưa ra ba cách khác nhau để vượt qua người cũ:
- Đánh giá tiêu cực về người ấy
- Nhận định lại cảm xúc về tình yêu
- Tự khiến bản thân xao nhãng
Các chiến lược này sử dụng kỹ thuật có tên gọi tái nhận định nhận thức. Điều này tương ứng với việc mọi người sắp xếp phản ứng của cảm xúc khi có tình huống xấu xảy ra. Bạn có thể đã bắt gặp chiến lược này trong nhiều tình huống khác nhau rồi. Ví dụ như, nếu nghĩa vụ đối với công việc gây cản trở đến việc du lịch của bạn, bạn có thể nhận định lại tình huống bằng cách suy nghĩ rằng kỳ nghỉ đó sẽ rất tốn kém và bạn có thể tránh được sự căng thẳng về mặt tài chính nếu không nghỉ làm. Hoặc nếu bạn nhận được lời từ chối từ một trường đại học hàng đầu, hãy tự nhủ rằng bạn sẽ phải xa gia đình, và bạn sẽ nhớ nhà rất nhiều nếu đi học ở ngôi trường đó.
Việc tái đánh giá nhận thức rất hiệu quả trong trị liệu tâm lý. Nhưng liệu đó có là phải là cách tốt nhất giúp một người vượt qua đau khổ hậu chia tay? Một trong những cách giúp bạn đánh giá lại tình huống sau khi chia tay chính là tái nhận định lại cảm xúc về tình yêu, nói cách khác, bạn hãy thay đổi suy nghĩ về tình cảm dành cho người yêu cũ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn tự nhủ rằng việc còn tình cảm với người ấy là bình thường, và bạn nên chấp nhận điều đó mà không hề cảm thấy tội lỗi. Hoặc bạn có thể có những suy nghĩ tiêu cực về đối phương. Tái nhận định một cách tiêu cực về người yêu cũ thường sẽ có liên quan đến việc bạn hay nghĩ về tội lỗi họ đã gây ra.
Có rất nhiều cách để quên đi người yêu cũ. Một trong các phương thức đơn giản vẫn là khiến bản thân trở nên vui vẻ hơn. Hậu chia tay, bạn thường bị các cảm xúc như buồn bã và giận dữ xâm chiếm, nên việc giảm thiểu những cảm xúc này là một phần quan trọng trong hành trình phục hồi tâm lý. Ngoài ra, chuyển sự chú ý sang sự vật, sự việc khác và không quan tâm đến những hoạt động trên mạng xã hội của người ấy cũng là một lựa chọn thích hợp.
Vì vậy, thông qua 3 yếu tố đã đề cập ở trên, các nhà nghiên cứu đã kiểm định tính hiệu quả của nó trong việc đối mặt với sự tan vỡ, cũng như tác động của nó lên tâm trạng, cảm xúc và tình trạng nhung nhớ về người cũ của mỗi người.
Nội dung bài nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm với 24 ứng viên có độ tuổi từ 18 đến 37 đã trải qua đổ vỡ nhưng vẫn chưa vượt qua được nó. Mỗi người tham gia sẽ cung cấp cho thí nghiệm 28 bức ảnh của người yêu cũ. Trong phòng thí nghiệm, ứng viên được kết nối với một điện não đồ (EEG) để đo sóng não của họ trong khi đang suy nghĩ về người yêu cũ. Trước khi xem từng bức ảnh cũ đó, những người tham gia đã được nhắc nhở về cách quản lý cảm xúc của mình. Sau mỗi lời nhắc, người tham gia lại nhìn vào một bức ảnh cũ, sau đó trả lời một số câu hỏi về cảm giác của họ. Họ sẽ đánh giá bản thân đã yêu người cũ như thế nào, và hiện tại cảm xúc của họ ra sao, thiên về tích cực hay tiêu cực nhiều hơn.
BÀI LIÊN QUAN
Vậy 3 chiến lược trên sẽ có hiệu quả ra sao?
Đánh giá tiêu cực về người yêu cũ có thể giảm thiểu đáng kể cảm xúc yêu thương mà bạn đã dành cho họ. Do đó, những phẩm chất xấu của người cũ rất có tác dụng trong việc loại bỏ những tình cảm còn sót lại của bạn. Mặt khác, sự phân tâm không tác động nhiều lên các cảm xúc yêu đương dành cho người cũ của một người, nhưng nó sẽ khiến tâm trạng của họ thay đổi phần nào. Có thể nói, sự xao nhãng có khả năng sẽ khiến bạn cảm thấy khá hơn đấy, nhưng nó không ảnh hưởng mấy đến cảm xúc mà bạn đang dành cho người yêu cũ. Hơn nữa, cả ba chiến lược trên đều có tác dụng làm giảm thiểu sự chú ý của ứng viên đối với những bức ảnh khi được xem lại lần thứ hai.
Vậy thì, bạn nên đối mặt với sự tan vỡ như thế nào?
Bài nghiên cứu cho thấy nếu bạn muốn thoát khỏi lưới tình với người cũ, cứ để mặc bản thân suy nghĩ về những phẩm chất tồi tệ của họ cũng là một cách phù hợp. Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ hình thành nhiều yếu tố tiêu cực khác lên tâm trạng của bạn. Làm xao lãng bản thân, mặt khác, có thể tạm thời cải thiện tâm trạng của bạn. Nhưng các tác giả của nghiên cứu cũng cảnh báo rằng đây không thể là một chiến lược dài hạn hiệu quả và chắc chắn không phải là một chiến lược hay để sử dụng khi bản thân đang tự cô lập mình và nhiều nhà tâm lý học khác cũng chỉ ra rằng việc tự làm bản thân xao nhãng có thể phản tác dụng.
Dù nghiên cứu trên chỉ kiểm tra những cảm xúc nhất thời của một người, nhưng kết quả đưa ra cũng phần nào khẳng định rằng bạn hoàn toàn có thể thay đổi cảm nhận của bạn về người cũ, đơn cử như việc cố gắng tìm kiếm lỗi lần của anh ta chẳng hạn.
—
Xem thêm:
Đừng vội oán trách, hãy cảm ơn vì người ấy đã rời đi lúc bạn yêu họ nhất
Sau khi ly hôn, bạn đã đủ dũng cảm bắt đầu một hạnh phúc mới?
Nhóm thực hiện
Bài: Như Trần Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE/ Psychology Today