Lifestyle / Bí quyết sống

PGS TS Trần Hữu Đức hướng dẫn cách tự đánh giá ảnh hưởng của căng thẳng tới cuộc sống

Trong hội thảo ELLE Women in Society tháng 8, chuyên gia tâm lý, PGS TS Trần Hữu Đức đã đưa ra các câu hỏi khảo sát giúp bạn tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của căng thẳng đến cuộc sống.

ELLE Women in Society: PGS TS Trần Hữu Đức hướng dẫn cách tự đánh giá ảnh hưởng của căng thẳng tới cuộc sống

Sự kiện ELLE Women in Society với chủ đề KIỂM SOÁT CĂNG THẲNG & GIẢI TỎA ÁP LỰC vừa diễn ra thành công vào chiều Chủ Nhật, 26/08. Rất nhiều chị em phụ nữ đến đây để trực tiếp lắng nghe những chia sẻ, lời khuyên từ các chuyên gia. Bên cạnh bí quyết làm bạn với căng thẳng, chuyên gia tâm lý, PGS TS Trần Hữu Đức còn chia sẻ phương pháp tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của stress tới đời sống.

PGS TS Trần Hữu Đức khẳng định, stress ở mức độ quá cao hoặc quá thấp đều không tốt cho sức khỏe. Để đánh giá điều này, PGS có đưa ra hai bảng khảo sát về nguyên nhân và các dấu hiệu căng thẳng cho các khách mời trả lời. Kết quả được thể hiện thông qua thang điểm cụ thể.

ELLE Women in Society giải tỏa căng thẳng - 06
Chuyên gia tâm lý, PGS TS Trần Hữu Đức.

Trong bảng câu hỏi thứ nhất, PGS TS Trần Hữu Đức liệt kê 38 tác nhân gây ra căng thẳng. Dựa vào bảng này, bạn sẽ cộng điểm tương ứng với mỗi tác nhân mà bản thân đang đối mặt. Sau khi hoàn thành toàn bộ bảng hỏi tại nhà, bạn có thể tự đánh giá bằng thang điểm sau:

  • Từ 42 điểm trở lên: Các yếu tố gây căng thẳng ở mức độ rất cao, nguy cơ bị bệnh do căng thẳng là đáng kể.
  • Từ 21-41 điểm: Các yếu tố gây căng thẳng ở mức độ cao, có nguy cơ bị bệnh do căng thẳng.
  • Từ 10-20 điểm: Các yếu tố gây căng thẳng ở mức độ trung, mối nguy bệnh do căng thẳng là có và thấp.
  • Dưới 10 điểm: Mối nguy gây căng thẳng thấp, mối nguy bệnh do căng thẳng là không đáng kể.
ELLE Women in Society - tự đánh giá ảnh hưởng căng thẳng 02
Bảng hỏi 38 tác nhân gây căng thẳng

Tiếp theo, để có đánh giá chính xác hơn, chuyên gia tâm lý giới thiệu thêm bảng hỏi thứ hai gồm 25 dấu hiệu của stress. Bởi ở trong môi trường dù ít hay nhiều yếu tố gây căng thẳng, tác động đến mỗi cá nhân là khác nhau.

Tương tự với bảng hỏi thứ nhất, bạn có thể tự đánh giá ngay bằng cách cộng điểm tương ứng và tra cứu ở thang điểm dưới đây:

  • Từ 23 điểm trở lên: Căng thẳng ở mức báo động. Bạn nên tìm hiểu nguồn cơn và giải tỏa stress. Mức độ cần đến sự trợ giúp của chuyên gia hoặc bác sĩ.
  • Từ 11-23 điểm: Căng thẳng ở mức cao, bạn nên tìm hiểu nguồn cơn của stress để tìm cách khắc phục.
  • Từ 5-10 điểm: Căng thẳng ở mức vừa phải, có lợi cho cuộc sống.
  • Dưới 5 điểm: Ít căng thẳng.Tiếp tục giữ gìn sức khỏe và tinh thần, đừng ngại thách thức bản thân.
chuyên gia tâm lý Trần Hữu Đức
Bảng hỏi 25 dấu hiệu của căng thẳng

Trên đây là hai công cụ rất hữu ích, giúp bạn đánh giá ảnh hưởng của stress ngay tại nhà. Theo PGS TS Trần Hữu Đức, căng thẳng ở mức độ vừa phải là một phần của cuộc sống lành mạnh, mà ông khẳng định: “Nếu như không có stress thì không thành nhân”. Đối mặt với căng thẳng là một cách để tôi luyện bản thân có phản ứng linh hoạt, sắc sảo hơn trong cuộc sống. Hi vọng rằng, sau khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của stress, bạn sẽ tìm được bí quyết làm bạn với căng thẳng hàng ngày.

Xem thêm:

Chỉ mất vài phút mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng, lấy lại sức khỏe

Khoa học đã chứng minh: Nuôi thú cưng có thể giúp bạn giảm căng thẳng

Nhóm thực hiện

Nguyễn Gia Linh Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)