Môi bị mỏng đi và mất kết cấu là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng lão hóa. Thực tế, chúng ta thường nói về lão hóa da mắt, tay, cổ nhưng lại hiếm khi nhắc đến đôi môi. Bài viết dưới đây ELLE xin chia sẻ một số phương pháp chống lão hóa môi hiệu quả.
Son dưỡng môi
Như bạn cũng biết, ánh nắng mặt trời cùng những tác nhân bên ngoài khác là yếu tố gây hại cho môi. Vì vậy, son dưỡng có kèm chỉ số chống nắng (SPF) sẽ là “người bạn” hữu ích vừa dưỡng ẩm vừa bảo vệ đôi môi. Một đôi môi “khỏe” sẽ ngăn chặn sự xuất hiện sớm của quá trình lão hóa môi.
Các loại son dưỡng vừa cấp ẩm lại có khả năng chống nắng bạn có thể tham khảo:
Serum
Serum là một dạng của sản phẩm dưỡng môi nhưng được bổ sung các thành phần chống lão hóa và cấp ẩm cho môi. Serum chống lão hóa môi thường bao gồm retinol – đây là thành phần có khả năng kích thích sản xuất collagen và làm mờ các vết thâm. Tuy nhiên, retinol có thể gây kích ứng khi thoa trực tiếp lên môi. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu và hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng serum môi.
Phương pháp lột da chết hóa học
Kỹ thuật này là sử dụng hóa chất để cải thiện và làm phẳng kết cấu bề mặt của vùng da. Các lớp vỏ hóa chất sẽ loại bỏ lớp sừng của da, tạo ra thương tổn nhẹ và kích thích sự tái tạo các mô tế bào da mới. Nhờ vậy, đôi môi luôn căng mịn, mềm mại. Đây cũng là phương pháp chống lão hóa môi hiệu quả.
Tia laser và lăn kim
Phương pháp dùng tia laser có thể cải thiện nếp nhăn và sắc tố vùng da xung quanh môi. Mặt khác, lăn kim cũng là một giải pháp chống lão hóa môi hiệu quả. Phương pháp này tạo ra những vết thương nhỏ ở vùng da quanh môi, kích thích sản sinh collagen và elastin. Tuy nhiên, kim lăn có rất nhiều kích thước, kết cấu da môi của mỗi người cũng hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thẩm mỹ tránh tổn hại môi.
Các phương pháp tiêm môi
Nhiều người thường có định kiến với việc tiêm môi. Tuy nhiên, phương pháp này cũng là cách để ngăn chặn lão hóa môi. Khi tuổi càng cao, vùng viền môi càng mất dần đi hình dạng. Son thường xuyên lem ra vùng da quanh môi có thể do phần viên môi bị mất đi kết cấu.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng hai phương pháp tiêm môi: filler hoặc botox.
Tiêm filler
Filler hay còn gọi là chất làm đầy với thành phần chính là Hyaluronic Acid có khả năng khôi phục cấu trúc da quanh môi. Tuy nhiên, tiêm filler sẽ chỉ có tác dụng trong vòng 6 tháng đến 1 năm tuỳ vào cơ địa người sử dụng.
BÀI LIÊN QUAN
Tiêm botox
Botox là tên một loại thuốc chuyên dụng nằm trong nhóm neuromodulators. Trên thực tế, nhóm này bao gồm: Botox, Dysport, Xeomin và các thành phần khác. Nguyên lý hoạt động của hợp chất này là làm suy yếu hoặc tê liệt các cơ được tiêm vào. Chúng được ứng dụng trong thẩm mỹ để ức chế cơ bên dưới các nếp nhăn nhỏ, cải thiện bề mặt vùng da.
Ngoài những phương pháp kể trên, bạn cũng đừng quên chăm sóc và bảo vệ những vùng da khác. Bởi lẽ, khi những vùng khác trên thân thể bị lão hóa thì đôi môi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
—
Xem thêm:
Bí quyết chăm sóc đôi môi mềm mượt & mịn màng
Cách sử dụng kem che khuyết điểm môi cho đôi môi hoàn hảo
Nhóm thực hiện
Bài: Lan Thảo Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Ảnh: Tổng hợp (Unplash, Pexels)