Theo Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, ngày Quốc tế Phụ nữ “là một ngày để cam kết làm mọi thứ có thể nhằm vượt qua định kiến cố thủ, hỗ trợ cho các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền phụ nữ trên toàn thế giới”. Nếu cây bút là “vũ khí” của các nhà văn thì các thiết kế thời trang là tiếng nói “độc nhất vô nhị” của NTK và các thương hiệu, thay họ ủng hộ bình đẳng giới trên toàn cầu.
1. Diane Von Furstenberg
Nhà thiết kế thời trang người New York đã thể hiện sự cổ vũ tận tâm đối với phụ nữ thông qua thời trang, các hoạt động mang tính định hướng và các hoạt động phúc thiện. Cô còn hoạt động trong Tổ chức phi chính phủ Vital Voices, một tổ chức ủng hộ các nhà lãnh đạo và doanh nhân nữ toàn cầu. Ngoài ra, Giải thưởng DVF do cô tổ chức hằng năm vinh danh 5 phụ nữ, những người đã cống hiến mình giúp đỡ cuộc sống của các phụ nữ khác có cuộc sống tốt hơn tại Hội thảo Phụ nữ toàn cầu (The Women in the World Conference) ở New York.
2. Tory Burch
5 năm sau khi phát triển thương hiệu thời trang riêng, NTK Tory Burch đã thành lập Quỹ Tory Burch năm 2009 nhằm ủng hộ các nữ doanh nhân. Nhà thiết kế thời trang kiêm nữ doanh nhân cho biết, qua quá trình kinh doanh chuỗi thời trang riêng, cô đã cảm nhận được những khó khăn của phụ nữ trong việc hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh. Vì vậy, Quỹ Tory Burch chủ yếu cung cấp vốn và tạo cơ hội tiếp cận các khóa đào tạo nghiệp vụ và mở rộng các mối quan hệ.
Năm 2017, Burch đã phát động chiến dịch #EmbraceAmbition với sự góp mặt của nhiều ngôi sao lớn, cổ vũ phụ nữ kiên định thực hiện ước mơ của mình.
3. Sseko Designs
Đây là thương hiệu thời trang có trụ sở ở Uganda chuyên sản xuất giày, túi xách và phụ kiện được làm thủ công bởi phụ nữ. Sseko tạo môi trường làm việc an toàn với mức tiền lương công (phần lớn dùng cho việc trả học phí) bằng cho phụ nữ địa phương. Kết quả vô cùng xứng đáng khi có khoảng 87 phụ nữ làm việc tại đây hầu hết đều tốt nghiệp cao đẳng.
4. Toms
Giày Toms (Tomorrow’s Shoes) là nhãn hiệu giày của Mỹ có cha đẻ là Blake Mycoskie. Chương trình Lấy của người giàu chia cho người nghèo (One-for-one shoe program) vào năm 2015 có ý nghĩa to lớn, với mỗi đôi giày bán được, công ty sẽ tặng một đôi cho trẻ em nghèo.
Ngoài ra, nhãn hàng còn có nhiều chương trình có ý nghĩa khác như doanh thu từ những chiếc túi xách của hãng sẽ hỗ trợ cho việc cải thiện điều kiện sinh sản của các bà mẹ trên thế giới. Cho đến hiện tại, thương hiệu “những đôi giày cho tương lai” đã giúp hơn 70.000 bà mẹ khắp thế giới được tranh bị kiến thức và thiết bị tốt nhất để đảm bảo quá trình sinh nở an toàn.
5. Brother Vellies
Aurora James – nhà sáng lập của Brother Vellies – xây dựng chuỗi thương hiệu riêng không chỉ để giới thiệu với thế giới về những đôi giày truyền thống của châu Phi mà còn để tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân nơi đây.
Giày của hãng được làm thủ công bởi cả công dân nam và nữ thuộc mọi tầng lớp đến từ các vùng Ethiopia, Kenya và Morocco. Cá nhân James cũng đã tham gia buổi biểu tình chính trị Tuần hành phụ nữ (The Women’s March on Washington) diễn ra vào tháng 1/2017.
6. Mara Hoffman
Nhà thiết kế Mara Hoffman, trước khi trình diễn các thiết kế thời trang của mình tại sàn diễn mùa Thu năm 2017, đã mời 4 chủ tịch của Tuần hành phụ nữ (The Women’s March on Washington) phát biểu về quyền phụ nữ. Tuần hành phụ nữ do họ dẫn đầu là cuộc biểu tình chính trị diễn ra tại nhiều thành phố khắp thế giới từ ngày 21 tháng 1 năm 2017 để khuyến khích quyền phụ nữ, cải cách nhập cư, quyền LGBTQ và tuyên bố các vấn đề về bất bình đẳng về chủng tộc, người lao động và môi trường.
Bài phát biểu dấy lên suy nghĩ về chính bản thân người phụ nữ chứ không phải những món đồ họ đang mặc. Khởi nghiệp từ năm 16 tuổi, Hoffman đã luôn chú trọng tạo ra các BST có tính thân thiện và bền vững, đặc biệt là thuê những thợ thủ công nữ ở Ấn Độ để tạo cơ việc làm cho họ.
BÀI LIÊN QUAN
7. Zero + Maria Cornejo
Nhà thiết kế thời trang người Chile đã thiết kế một BST ở New York, bên cạnh giày và túi xách được làm tại một công xưởng độc lập ở Ý. Thương hiệu Cornejo được nhiều người có lý lịch cứng” như Michelle Obama hay nghệ sĩ Cindy Sherman yêu thích. Là một thương hiệu được điều hành bởi phụ nữ, họ luôn tìm kiếm sự hợp tác giữa những nữ nghệ sĩ trên toàn thế giới.
BÀI LIÊN QUAN
8. Stella McCartney
Stella McCartney là một trong những thương hiệu cao cấp có ý thức môi trường mạnh mẽ nhất. Nữ thiết kế hoàn toàn tẩy chay lông thú trong BST của mình và còn có những hành động thiết thực khác đóng góp cho tính bền vững của môi trường, ủng hộ nghiên cứu ung thư vú hay lên án các vấn nạn bạo lực gia đình.
9. Stacey Bendet
Stacey Bendet đã tạo việc làm cho hơn 400 phụ nữ tại chuỗi thời trang riêng Alice + Olivia. Một đóng góp đáng kể khác cho phong trào nữ quyền là cô đã phát động chiến dịch #AOBossBabe, nêu lên các câu chuyện về những người phụ nữ truyền cảm hứng trên thế giới.
10. Kate Spade
Kate Spade – nhà mốt cao cấp New York chuyên thiết kế các phụ kiện thời trang đã giúp các phụ nữ ở đó theo phương châm “cho cần câu, không cho con cá” bằng cách cung cấp một hoạt động thương mại hay kỹ năng giúp họ nuôi sống bản thân và gia đình. Ngoài ra, nhãn hiệu con On Purpose thuê phụ nữ đến từ khắp nơi làm việc để hỗ trợ cuộc sống và tài chính của họ.
Quan điểm của thương hiệu khá khác biệt và mới mẻ khi cho rằng việc kết nối nhà cùng cấp và xưởng gia công trong một chuỗi cung ứng sẽ tốt hơn chỉ đơn thuần quyên góp từ thiện cho cộng đồng. Kết quả là, nhãn hàng đã hợp nhất được một nhà cung cấp ở Rwanda vào doanh nghiệp mình, với 150 người chủ yếu là phụ nữ làm việc 5 ngày/tuần với mức lương, quyền lợi cạnh tranh, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm sức khỏe và còn được trả tiền nghỉ thai sản.
11. Lemlem
Lemlem được thành lập bởi người mẫu Liya Kebede vào năm 2007. Thương hiệu đã thuê những thợ dệt thủ công ở vùng Ethiopia với mục đích không chỉ để họ có thể tiếp tục làm ra các sản phẩm truyền thống nổi tiếng mà còn để cung cấp một công việc ổn định trong cuộc sống.
Người mẫu Liya Kebede phát triển chuỗi thời trang riêng với hy vọng tạo được cuộc sống ổng định cho phụ nữ vùng Ethiopia. (Ảnh: Footwear News)Quỹ Liya Kebede cung cấp dịch vụ chăm sóc thai sản chất lượng trong những nơi thiếu hụt cung ứng và giảm các trường hợp tử vong ngoài ý muốn trong quá trình sinh. Một phần doanh số từ Lemlem được đóng góp trực tiếp vào quỹ từ thiện này.
12. Roksanda
Nhà thiết kế thời trang Roksanda Illincic khởi nghiệp thương hiệu riêng năm 2005 và tập trung vào các thiết kế duy mỹ lấy phụ nữ làm trung tâm kể từ đó.
Nhà mốt Roksanda luôn xem phụ nữ là trung tâm cảm hứng thiết kế của mình. (Ảnh: themodist)Bà còn hỗ trợ các đồng nghiệp là những nhà thiết kế nữ và có đóng góp trong quỹ từ thiện của Josef và Anni Alber và Studio Voltaire – tổ chức phi lợi nhuận về nghệ thuật có trụ sở tại Nam London.
—
Xem thêm:
Những khoảnh khắc thời trang lãng mạn của Song Joong Ki và Song Hye Kyo
Phong cách thời trang ở thủ đô Bình Nhưỡng đang được cách tân như thế nào?
Nhóm thực hiện
Lược dịch: Mai Le Nguồn: Tạo chí phái đẹp ELLE Tham khảo: Footwear News