QUẦN TÂY BẮT NGUỒN TỪ “SAO HỎA”
Những thứ tương tự như quần tây đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, thậm chí trước Công Nguyên. Tuy nhiên, quần tây hiện đại với chiều dài từ eo đến ngang mắt cá chân và không bó sát chỉ chính thức có mặt từ sau cuộc cách mạng Pháp năm 1789, lấy cảm hứng từ loại quần ống thụng – dài đến ngang đầu gối và bó sát bởi vớ tất từ đầu gối đến mắt cá chân – rất được ưa chuộng trong giới quý tộc từ khoảng thế kỷ 15.
Cho đến thời điểm này, quần tây chỉ được sử dụng bởi cánh mày râu, còn phụ nữ vẫn trung thành với những chiếc váy đầm xòe đậm chất nữ tính của mình.
… VÀ DU HÀNH ĐẾN “SAO VỆ NỮ”
Dù có một số bằng chứng cho thấy phụ nữ đã từng mặc những thứ tương tự như quần tây từ vài trăm năm trước Công Nguyên, váy vẫn là loại trang phục chủ yếu của nữ giới trong lịch sử cho đến tận thế kỷ 19.
Vào thời nữ hoàng Victoria trị vì Anh Quốc, nhà cách mạng nữ quyền Amelia Jenks Bloomer là người khởi xướng trào lưu quần dài thụng, bó lại ở mắt cá chân, được mặc phía dưới lớp váy ngắn ngang đầu gối. Tuy kiểu quần “bloomers” này giúp ống thụng rất rộng và bó lại ở ngay phía dưới đầu gối để tiện cho việc đạp xe. Kiểu quần này cũng không được ưa chuộng vì nó bị cho là không hề nữ tính chút nào.
ĐƯỜNG ĐẾN THẾ GIỚI THỜI TRANG
Có thể nói cuộc chinh phục phái đẹp của quần tây là một trong những cuộc chinh phục vất vả bậc nhất so với các thể loại quần áo khác. Ban đầu, phụ nữ phải mua hay mặc quần tây nam do cánh đàn ông trong gia đình để lại, hoặc phải tự may lấy quần tây cho mình, chỉ với một mục đích chính là để thuận tiện cho công việc ở các xưởng máy.
Mãi đến đầu thập niên 60, nhà tạo mẫu người Pháp André Courrèges mới cho ra đời những mẫu quần tây đầu tiên thiết kế dành riêng cho phụ nữ, đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên “pantsuit” (vest nữ kết hợp với quần tây) và sự thoái trào dần dần những định kiến khắt khe và sự cấm đoán của xã hội chống lại việc nữ giới mặc quần tây ở những nơi công cộng.
Năm 1961, bộ phim cổ điển nổi tiếng Breakfast at Tiffany’s (Bữa sáng ở tiệm Tiffany) với sự góp mặt của Audrey Hepburn trong kiểu quần tây ba phân tư (capris) ra đời. Kế đó, Marilyn Monroe, Annette Funicello, và Sandra Dee nối tiếp Hepburn trong việc góp phân làm dấy lên cơn sốt thời trang với kiểu quân này.
Tiếp theo kiểu quân tây I capris là những biến thể của ví quân tây cổ điển, bắt đâu Ị với kiểu quân tây ba phân tư ống thụng (gauchos), sau đó đến quân tây dài ống suôn ôm, quân tây dài ống rộng (wide-leg pants), và quân tây dài với ống suôn ôm ở trên nhưng xòe rộng ở gót (flared pants).
Năm 1966, nhà tạo mẫu Yves Saint- Laurent cho ra đời bộ cánh mang tên Le Smoking (Người Hút Thuốc) là một dạng pantsuit đầu tiên dành cho phái đẹp, phỏng theo thiết kế tuxedo của nam giới. Như thế, quân tây cuối cùng cũng đã tìm ‘ được chỗ đứng vững chắc của mình trong thời trang nữ giới sau bao thăng trâm của lịch sử!
CUỘC TRỞ VỀ TỪ NHỮNG NĂM 70
Thời trang Xuân – Hè 2011 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời trang thập niên 70. Chính vì thế, sự quay trở lại của kiểu quân ống rộng (wide-leg pants), quân ống xòe (flared pants), và quân ba phân tư (capris) đã từng rất phổ biến ở những năm 70 là tất yếu! Các hãng thời trang tên tuổi như Jason Wu, Marc Jacobs, Tommy Hilfiger, Derek, Dior… đều đưa những mẫu quần kể trên vào bộ sưu tập Xuân – Hè 2011 của mình, với những nét chấm phá hiện đại.
Sự quay trở lại của những loại quần này cũng rất dễ hiểu. Lý do chính là vì loại quần bó sát (skinny pants) đã trở nên quá quen thuộc, đồng nghĩa với việc mặc chúng không còn là một tuyên ngôn cá tính nữa, như nhà văn người Ái Nhĩ Lan Oscar Wilde đã từng nói “Thời trang là một hiện thân của sự xấu xí, và nó khó chịu đến mức chúng ta buộc phải thay đổi nó mỗi 6 tháng”.
Phức tạp nhưng thư giãn, sắc bén và gọn ghẽ với eo lưng chừng hoặc eo cao là nét hiện đại hóa của quần ống rộng cho Xuân – Hè 2011. Kiểu quần này hoàn toàn phù hợp với một diện mạo đậm chất nam tính, nhưng không kém phần quyến rũ nữ tính, rất hiện đại nhưng lại phảng phất âm hưởng cổ điển từ quá khứ.
Đối với kiểu quần ống xòe, phần eo và đùi bó sát với đường viền to bản chạy dọc suốt chiều dài ống quần, nới lỏng ở đầu gối, và xòe ra ở gần mắt cá chân là đặc điểm phân biệt quần ống xòe Xuân – Hè 2011 với quần ống xòe những năm 70.
Tuy nhiên, hai loại quần kể trên chỉ phù hợp với những người chân dài hoặc cao ráo. Trong khi quần ba phần tư là lựa chọn thích hợp hơn cho những ai có chiều cao vừa phải. Điểm nhấn của quần ba phần tư Xuân – Hè 2011 là độ cắt không cao như ở thập niên 70, mà chỉ vừa phải, nằm ngay ngắn phía trên mắt cá chân một chút mà thôi.
NHƯ MỘT TUYÊN NGÔN Ở CHỐN THƯƠNG TRƯỜNG
Nữ hoàng Anh đã từng nói với Thái tử Charles rằng “Quần áo là sự thể hiện bên ngoài để giúp người khác đánh giá con người bên trong. Quần áo thì người ta thấy được, còn con người bên trong thì không”. Như thế có nghĩa là đứng chung hàng ngũ với nam giới. Không chỉ vậy, nó còn góp phần tăng thêm tính tin cậy và sự chuyên nghiệp.
Người ta thường xuyên dựa vào bề ngoài để đánh giá một con người, và điều đó đặc biệt quan trọng trong chốn thương trường! Mỗi một bộ quần áo khoác lên người là một thông điệp cá nhân gửi đến những người đối diện; đồng nghĩa với chuyện nếu biết sử dụng đúng cách, việc sử dụng thời trang để chọn cho mình một bức thông điệp hoàn hảo và bóng bẩy là hoàn toàn khả thi.
Điều này có phần quan trọng hơn đối với những phụ nữ trong giới kinh doanh, nơi mà đàn ông được xem là lực lượng lao động chính. Việc sử dụng quần tây trong thời trang công sở cho họ sự tự tin và bình đẳng khi mà những chiếc váy thướt tha không thể đem lại!
Nhà văn Pháp Jean Cocteau đã từng nhận xét “Nghệ thuật sản sinh ra những điều xấu xí mà thường qua thời gian lại trở nên đẹp. Thời trang, ngược lại, sản sinh ra những thứ xinh đẹp nhưng lại luôn trở nên xấu xí với thời gian”. Tuy nhiên, có một điều mà nhà văn có lẽ đã không nghĩ đến đó là thời trang còn là sự lặp lại và làm mới quá khứ nữa!
Đặc biệt lần này, trong quá khứ đó, quần tây đã là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự thành công trong việc đấu tranh cho bình quyền nữ giới, khẳng định khả năng độc lập, không phụ thuộc của phái đẹp trong môi trường làm việc mà trước đó chỉ dành cho “những người đến từ Sao Hỏa”.
Nhóm thực hiện