1. Tôi là một phụ nữ độc thân gần 40 tuổi. Dường như những người xung quanh tôi luôn bình phẩm không hay về tôi, như ngoại hình chẳng hạn, hoặc đưa ra những lời khuyên mang tính hạ bệ mà tôi không hề muốn. Tôi tự hỏi phải chăng là do khả năng chịu đựng của tôi cực kỳ thấp, hay liệu tôi chỉ thu hút một loại phản ứng nhất định từ người khác. Tôi nghĩ rằng mình đang cố gắng để bản thân tránh những điều tiêu cực nhưng trong thâm tâm, tôi luôn mong đợi những lời góp ý hữu ích hoặc chân thành hơn từ họ. Tôi cảm thấy mình bị coi thường. Thậm chí, tôi còn không thể nói với một người bạn, kiểu như: “Tao thích cái áo này”, nhưng cuối cùng chỉ nhận được một câu đầy mỉa mai: “Mày không hợp với màu đấy”. Tôi thật sự cảm thấy rất buồn và tự ti.
Bạn thân mến, hãy yên tâm rằng những lời khuyên không mong đợi đôi khi không chỉ dành cho phụ nữ độc thân 40 tuổi. Có một người đàn ông 32 tuổi, đã kết hôn, được một người phụ nữ mà anh ta vừa gặp đã lập tức chê bai rằng cái thắt lưng của anh ấy trông thật kinh khủng. Thay vì cảm thấy bị xúc phạm, anh ta lại tin rằng cô nàng này đang sử dụng một kỹ thuật tán tỉnh được gọi là “phủ định, nhằm mục đích làm giảm sự tự tin của con mồi để chúng dễ bị tổn thương hơn”. Nói cách khác, anh ta đã chuyển sự xúc phạm khá trực diện thành một minh chứng cho độ hấp dẫn của anh ta. Khi gặp những bình luận như vậy, tốt nhất là bạn nên cười toe toét và nói “cảm ơn” với giọng điệu thân thiện. Nếu có ý định chân thành, họ sẽ vui vẻ và thoải mái, còn nếu như có ác ý, họ sẽ hơi bối rối và im lặng. Tuy nhiên, đừng nên cảm thấy tự ti vì đôi khi chúng ta cần sự phản hồi có chút tiêu cực. Tác giả Gretchen Rubin từng nói, “Phê bình là động lực giúp chúng ta trở nên tốt hơn”.
BÀI LIÊN QUAN
2. Tôi từng tham gia một khóa đào tạo thạc sĩ vài năm trước, nhưng không may là tôi đã thất bại. Tôi đã rất tham vọng vì đây là lĩnh vực mơ ước của tôi để tốt cho công việc sau này. Kể từ đó, tôi đã nộp đơn vào một số trường đại học khác có khóa đào tạo tương tự, nhưng cuối cùng chỉ công cốc bởi đó là một môn học rất cạnh tranh. Bây giờ tôi cảm thấy lạc lối và hoàn toàn vô vọng, và tôi tự hỏi liệu có nên từ bỏ ước mơ theo đuổi sự nghiệp này không? Tôi cảm thấy bị mắc kẹt ở một nơi và không biết làm thế nào để tiếp tục với cuộc sống của mình nữa.
Bế tắc thân mến, hãy tìm cách hỏi các giáo sư, giảng viên, lãnh đạo của trường đại học hay của khóa học đấy những gì bạn có thể làm để tăng cơ hội được chấp nhận. Bạn cũng có thể làm quen và tìm hiểu thông tin từ những học viên các khóa trước, hoặc hỏi những người đang làm công việc mà bạn mơ ước rằng họ đã tiến đến công việc và vị trí này bằng cách nào khác. Chắc chắn, họ sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích. Đối với cảm giác bế tắc mà bạn đang phải đối mặt, mấu chốt là bạn nên tìm cách xây dựng tư duy hy vọng của riêng mình. Các nghiên cứu cho thấy Hy Vọng là một yếu tố dự báo thành công hiệu quả hơn so với tài năng. Ba thành phần của Hy Vọng là: một mục tiêu rõ ràng (có được tham gia khóa học, hoặc làm việc trong lĩnh vực này không?); khả năng nhìn thấy các lộ trình khác nhau (lối suy nghĩ); cuối cùng là động lực cùng niềm tin vào bản thân để tiến hành các bước một cách tốt nhất. Nếu bạn không tin vào chính mình, hãy dành thời gian với một người luôn đặt niềm tin vào bạn để giúp bạn có động lực theo đuổi ước mơ.
Nhóm thực hiện
Ảnh: Đào Nhật Tân Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE