Ngáy ngủ là hiện tượng luồng không khí mà 1 người hít vào khi đang ngủ. Lượng khí này sẽ đi vào mũi hoặc miệng rồi xuống phổi và thở ra một cách tự nhiên. Tiếng ngáy ngủ ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người bên cạnh. Để cải thiện tình trạng ngáy ngủ, mời bạn cùng ELLE tham khảo bài viết sau để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
những Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngáy ngủ
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Những người bị rối loạn giấc ngủ hoặc thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi. Điều này rất dễ đẩy bạn sẽ rơi vào tình trạng “ngủ sâu”, lúc này các cơ trong cổ họng, lưỡi và vòm miệng của bạn thư giãn nhiều hơn, tạo ra tiếng động. Nếu bạn tập được thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, giảm tình trạng ngáy.
Uống bia rượu
Những chất chứa cồn như bia rượu có tác dụng làm giãn cơ xung quanh đường thở đường thở, gây cản trở không khí khi thở, khiến các cơ sau họng bị chèn ép gây ra ngáy. Nằm ngủ ở tư thế ngửa sẽ khiến cho lưỡi và hàm miệng bị tụt ra phía sau làm hẹp đường thở.
BÀI LIÊN QUAN
Hút thuốc
Những người hút thuốc dễ ngủ ngáy gấp 2 lần so với những người không hút thuốc. Khói thuốc lá kích thích niêm mạc khoang mũi và họng, gây sưng và viêm. Khói thuốc lá sẽ gây kích ứng vùng niêm mạc mũi, họng gây viêm và sưng. Tình trạng tắc nghẽn mũi rất dễ xảy ra khiến người hút thuốc lá phải thở bằng miệng và xuất hiện hiện tượng ngủ ngáy.
Tư thế ngủ
Tư thế ngủ ảnh hưởng nhiều đến tình trạng ngáy ngủ. Ngáy thường xuất hiện với những người nằm ngửa khi ngủ, xảy ra khi lưỡi và phần vòm miệng mềm bị tụt ra sau vào cổ họng gây hẹp đường thở, đáy lưỡi nâng lên và che mất đường hô hấp, gây ra một âm thanh rung động trong khi ngủ.
Thừa cân
Một nguyên nhân khác gây hiện tượng ngủ ngáy mà ít người ngờ đến là thừa cân. Khi thừa cân tất cả mô ở khu vực cổ đều bị to lên, do đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tắc nghẽn đường thở và làm giảm ôxy. Đa số những người thừa cân, béo phì, cổ ngắn, lưỡi to thường rất dễ bị ngủ ngáy.
Thở bằng miệng
Khi chúng ta thở bằng mũi, không khí đi qua phần cong của vòm miệng mềm từ từ vào họng mà không tạo ra những “tiếng động” không cần thiết. Nhưng khi thở bằng miệng, không khí va vào mặt sau họng và có thể khiến mô mềm rung lắc mạnh tạo ra những “tiếng động” không cần thiết.
BÀI LIÊN QUAN
Triệu chứng ngáy ngủ
Triệu chứng ngáy ngủ có thể chia làm 3 cấp độ:
- Ngáy ít là cấp độ nhẹ nhất, tiếng ngáy không to và khi nằm nghiêng sẽ ngừng ngáy.
- Ngáy vừa phải, ngáy to hơn và khi nằm ngủ ở tư thế nghiêng sẽ hết ngáy.
- Cấp độ cuối cùng là ngáy rất to ở mọi tư thế nằm ngủ và kèm theo triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người ngáy tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi. Đây cũng là cấp độ nguy hiểm nhất, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
bật mí 5 mẹo khắc phục chứng ngáy ngủ
1. Thay đổi tư thế ngủ
Hãy thử nằm nghiêng hoặc bạn có thể thử ngủ cao đầu, kê gối cao để giúp bạn dễ thở hơn. Nằm nghiêng một bên thay vì nằm ngửa có thể cải thiện tình trạng hơi thở. Nếu trong lúc ngủ đôi khi có những lúc trở mình, chuyển qua nằm ngửa, nên kê gối cao một chút, để việc thở dễ dàng hơn, như vậy sẽ giảm việc ngủ ngáy rất nhiều.
2. Tránh uống rượu bia trước khi ngủ
Uống rượu trước khi đi ngủ 4 – 5 tiếng sẽ làm cho chứng ngáy tệ hơn vì loại đồ uống này kích thích các mô trong cổ họng hoạt động mạnh, tạo nên tiếng động khi ngủ.
BÀI LIÊN QUAN
3. Uống nước ấm trước khi đi ngủ
Uống nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách để “điều trị” tật ngủ ngáy. Nó giúp tạo độ ẩm cho cổ họng, làm hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ. Các bạn cũng có thể uống trà nóng như trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo mộc… Chúng không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cổ họng mà còn làm cho giấc ngủ sâu hơn, từ đó “đẩy lùi” tình trạng ngủ ngáy.
4. Giữ mũi thông thoáng
Dị ứng và cảm lạnh có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây khó thở. Hãy cố giảm các yếu tố gây dị ứng như bụi, lông động vật… nhiều nhất có thể. Nếu bị ngáy do cảm lạnh hay do dị ứng thời tiết, bạn hãy thử ngậm bạc hà trước khi đi ngủ.
Bạn cũng nên tắm nước nóng trước khi đi ngủ để hít thở tốt hơn. Ngoài ra, hãy giữ một chai nước muối trong phòng tắm. Rửa mũi với nước muối cũng giúp mũi thông thoáng hơn rất nhiều.
5. Tránh ăn no trước khi ngủ
Để có một giấc ngủ trọn vẹn, bạn không nên ăn trước khi ngủ từ 3-5 giờ. Cám dỗ từ bữa ăn khuya mạnh đến nỗi nếu lý trí không mạnh mẽ, bạn sẽ dễ chiều lòng bao tử, nhưng một số nghiên cứu cũng phát hiện, các thực phẩm ăn trước khi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ bởi chúng tăng cường giải phóng insulin làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể. Chẳng hạn, gà tây, thịt đỏ chứa lượng lớn tryptophan – chất được chuyển hóa trong cơ thể thành serotonin và melatonin gây rối loạn giấc ngủ.
Nhóm thực hiện
Bài: Ngọc Trân
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Tham khảo: Insider, Sức khỏe & Đời sống