Đối với Maria Grazia Chiuri, Giám đốc sáng tạo của Dior, bộ sưu tập là sự kết hợp của nét đẹp tối giản của thời cổ đại Hy Lạp và La Mã, nền văn hóa được nuôi dưỡng ở Rome với những suy nghĩ về “chủ nghĩa cổ điển” thông qua ngôn ngữ thời trang của Dior.
BÀI LIÊN QUAN
Lấy cảm hứng từ mối liên hệ giữa sự đơn giản và trang phục cổ xưa của Christian Dior, Maria Grazia Chiuri mang đến những chiếc váy peplos tượng trưng cho ý tưởng hiện đại về sự đơn giản. Nhà thiết kế đã biến ngôn ngữ thời trang lâu đời và thiết yếu nhất trở nên phức tạp bằng các kỹ thuật tinh ti và hiện đại.
Maria Grazia Chiuri đã tiếp cận sự đơn giản thầm lặng của mình bằng một kiểu phức tạp mà chỉ thời trang cao cấp có được. Gắn bó với hình bóng cổ xưa cùng sự pha trộn của chủ nghĩa hiện đại, bà đã tạo ra những chiếc áo choàng điêu khắc được làm bằng len ecru, váy xếp nếp mang âm hưởng của cột Doric và váy giống như ren shantung được thêu thủ công tỉ mỉ. Những thiết kế làm gợi nhớ đến hình ảnh của các nàng trinh nữ quyền lực nhất thời La Mã cổ đại với đăng ten mạ vàng, đường thêu dạng lưới, tô điểm bằng hạt ngọc trai nhỏ.
Tất nhiên, “chủ nghĩa cổ điển” vẫn mang một ý nghĩa khác đối với Christian Dior. Maria tôn vinh di sản của nhà mốt bằng cách mặc một áo khoác bên ngoài váy, bỏ đi phần đệm và áo peplum, thay thế hình thức cổ điển bằng một cảm giác sang trọng và hiện đại.
Maria Grazia Chiuri đã thành công trong việc mang đến một phong cách nữ tính nhằm tôn vinh cả lịch sử của nhà mốt và đáp ứng tầm nhìn của chính bà về tương lai. Đối với Maria, thời trang không chỉ xoay quanh quần áo. Như cách bà tôn vinh tay nghề thủ công của Ấn Độ trong BST Pre-Fall 2023 ở Mumbai, vinh danh các nghệ sĩ biểu diễn tiên phong người Mỹ gốc Phi tại BST Haute Couture Xuân-Hè 2023 hay không ngần ngại thảo luận về bản chất của vấn đề sản xuất hàng loạt của ngành, nhà thiết kế thể hiện sự quan tâm của mình cho các vấn đề bên ngoài bong bóng thời trang.
Đúng như truyền thống, buổi trình diễn Dior được đóng khung bởi sự hợp tác nghệ thuật. Mùa này, những bức tường của căn lều trong khu vườn của Musée Rodin, nơi tổ chức các buổi trình diễn thời trang cao cấp của Chiuri , được khoác lên mình những tác phẩm mới của nghệ sĩ phác họa người Ý Marta Roberti . Những bức vẽ nguyên thủy của cô ấy về các nữ thần biến thành động vật đã nhấn mạnh mối liên hệ cổ xưa của bộ sưu tập, đồng thời gật đầu với triết lý thời trang cao cấp của Chiuri như một biểu hiện gắn kết trang phục và vóc dáng con người với nhau.
Maria Grazia Chiuri đã lấy cảm hứng từ Marta Roberti, một nghệ sĩ góp phần làm nên sàn diễn thời trang cho bộ sưu tập Dior Haute Couture 2023. Được biết đến với việc hợp tác với những nhà sáng tạo có cùng lý tưởng như Dior, Maria đã lấy lý tưởng của Roberti và đặt dấu ấn cho hàng may mặc của riêng mình lên áo dài, áo peplum, áo choàng và khăn choàng. Đúng như truyền thống, buổi trình diễn Dior được đóng khung bởi sự hợp tác nghệ thuật. Ở Dior Haute Couture 2023, những căn lều trong khu vườn của Musée Rodin, nơi tổ chức các buổi trình diễn bộ sưu tập, được khoác lên mình những tác phẩm mới của nghệ sĩ phác họa người Ý Marta Roberti. Những bức vẽ nguyên thủy của cô ấy về các nữ thần biến thành động vật đã nhấn mạnh mối liên hệ cổ xưa của bộ sưu tập, đồng thời “gật đầu” với triết lý thời trang cao cấp của Maria như một biểu hiện gắn kết trang phục và con người.
Hoành tráng nhưng khiêm tốn, hiện đại nhưng công phu, nhẹ nhàng nhưng đáng kể, bộ sưu tập là định dạng của riêng Maria Grazia Chiuri về “chủ nghĩa cổ điển”. Dior Haute Couture 2023 có thể diễn ra Paris, nhưng cuộc trò chuyện này mang sức mạnh lan tỏa trên toàn thế giới.
Nhóm thực hiện
Bài: Belle
Ảnh: Dior