Làm đẹp / Bí quyết khỏe và đẹp

Khám phá những công dụng tuyệt vời của Kẽm (Zinc) và các cách bổ sung hiệu quả nhất

Bổ sung kẽm (Zinc) không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp tóc chắc khỏe, da bớt tiết dầu và ngăn ngừa mụn.

Hyeon Soo với vẻ đẹp nhẹ nhàng.

Kẽm (Zinc) là một trong những khoáng chất vô cùng quan trọng đóng góp vào quá trình tạo thành và giữ cho xương chắc khỏe. Loại khoáng chất vi lượng này này cũng mang đến những công dụng tuyệt vời cho quá trình chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. 

Sắt, kẽm và chất xơ là những nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp bạn cảm thấy no lâu hơn (These are great sources that give iron, zinc and healthy fiber, which can full you up as well) – Elisa Zied, Phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ.

Kẽm (Zinc) là gì?

Kẽm là một kim loại lưỡng tính trong hóa học. Đối với cơ thể con người, kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dù hàm lượng cần thiết cho sinh hoạt hành ngày không cao, nhưng nếu thiếu kẽm cơ thể người sẽ mắc một số bệnh lý rất nguy hiểm. Kẽm không thể tự sản sinh ra trong cơ thể nên cần được bổ sung từ bên ngoài. Cũng tương tự như các loại vitamin cần thiết, kẽm được đưa vào cơ thể thông qua đường ăn và uống. Kẽm (Zinc) được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc uống thường là các hợp chất như kẽm sulfate, kẽm acetate và kẽm gluconate.

bổ sung kẽm zinc cho cơ thể khỏe mạnh
Kẽm (Zinc) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và sắc đẹp. Ảnh: Instagram @mistyhunter83.

Tác dụng của kẽm (Zinc)

Zinc đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe (thần kinh, xương khớp, sự tăng trưởng…). Bên cạnh đó, kẽm còn đóng góp cho vẻ ngoài & làn da – đặc biệt những bạn thường xuyên bị mụn. 

1. Tăng cường sức khỏe hệ thần kinh

Kẽm đóng vai trò rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe của não bộ. Kẽm và vitamin B6 là hai chất giúp cải thiện hoạt động của các chất dẫn truyền trong não. Bổ sung hợp chất này giúp cho hệ thần kinh xử lý thông tin nhanh nhạy hơn.

2. Nâng cao sức khỏe xương khớp

Với kiến thức phổ thông thì chúng ta thường biết thành phần cấu tạo nên xương là canxi. Nhưng, để hệ xương khớp luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt thì cần có kẽm. Loại khoáng chất này rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển khung xương. Vì thế bạn cần bổ sung kẽm cho cơ thể để giúp nâng cao sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi và kẽm vào cơ thể không nên thực hiện đồng thời vì chúng có sự hấp thụ cạnh tranh nhau.

Kẽm Zinc giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
Kẽm (Zinc) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp. Ảnh: Pexels.

3. Zinc giúp cơ bắp khỏe mạnh

Khi cơ thể được cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết thì cơ bắp sẽ trở nên săn chắc, mạnh mẽ. Hơn nữa, đối với những người thường xuyên vận động và tập luyện thể thao, Zinc còn giúp phục hồi cơ bắp sau khi luyện tập.

4. Zinc giúp tóc chắc khỏe

Kẽm (Zinc) là khoáng chất vô cùng cần thiết giúp mái tóc phát triển chắc khỏe. Hấp thụ đủ lượng kẽm cho cơ thể sẽ giúp bạn sở hữu một mái tóc bóng khỏe, dày dặn, hơn nữa còn kích thích mọc tóc. Ngược lại, nếu cơ thể bị thiếu kẽm, mái tóc của bạn sẽ dễ bị hư tổn, khô xơ và chẻ ngọn.

Cô gái với mái tóc chắc khỏe.
Ảnh: Instagram @iiikyeong.

5. Zinc giúp bảo vệ mắt

Kẽm (Zinc) là nguyên tố quan trọng việc đưa vitamin A vào võng mạc. Nếu không bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết, thì việc hấp thụ vitamin A có thể bị gián đoạn và gây ra chứng suy giảm thị lực. Không những thế, thiếu Zinc dễ dẫn đến nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người già. Thế nên, hãy bổ sung kẽm để bảo vệ sức khỏe của mắt là điều vô cùng cần thiết.

6. Zinc giúp Cải thiện làn da

Kẽm (Zinc) có tác dụng rất lớn trong việc giảm tiết dầu trên da mặt và hạn chế những tình trạng viêm nhiễm – các nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn. Hơn nữa, kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh collagen giúp bạn có làn da săn chắc, thon gọn và tràn đầy sức sống.

Cô gái với làn da mịn màng.
Bổ sung kẽm giúp làn da luôn khỏe mạnh. Ảnh: Instagram @yitzenn.

7. Zinc giúp cân bằng nội tiết tố nữ

Kẽm (Zinc) đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố và là nguyên tố quan trọng trong việc sản sinh các hormone giúp điều hòa cơ thể. Kẽm tham gia vào quá trình sản xuất ra insulin giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Thực phẩm giúp bổ sung kẽm (Zinc) hiệu quả

Kẽm hoàn toàn có thể được bổ sung vào cơ thể thông qua thực phẩm và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi lẽ, kẽm từ thực phẩm tự nhiên sẽ an toàn và dễ hấp thụ hơn. Cơ thể có thể hấp thụ 20 – 40% lượng kẽm có trong thực phẩm. Theo khuyến cáo dinh dưỡng, nữ giới sẽ cần khoảng 8mg kẽm mỗi ngày trong khi nam giới cần 11mg kẽm mỗi ngày. Mức kẽm tối đa mà cơ thể có thể hấp thụ và không gây ngộ độc là 40mg/ ngày. Dưới đây sẽ là gợi ý một số loại thực phẩm bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn giúp tăng cường lượng kẽm trong cơ thể.

1. Sò

Trung bình 100g sò có chứa 13.4 mg kẽm. Ngoài kẽm, ăn sò còn bổ sung cho cơ thể nhiều protein, vitamin C, B12, khoáng chất như sắt. Hơn nữa đây là loại thực phẩm ít calo, hương vị thơm ngon dễ chế biến nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên cần lưu ý, với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên ăn những loại thực phẩm này khi được nấu chín hoàn toàn, tránh ăn tái sống vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.

2. Củ cải trắng

Củ cải trắng là nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho cơ thể. Trung bình, 100g củ cải trắng có chứa 11mg kẽm. Ngoài ra, trong loại thực phẩm này còn rất giàu vitamin B.

3. Đậu hà lan

Các loại hạt nói chung được nhiều người lựa chọn ăn hàng ngày bởi rất giàu dinh dưỡng như chất xơ, sắt và kẽm. Trong đó, đậu hà lan là loại hạt chứa hàm lượng kẽm rất cao, 100g đậu hà lan sẽ có 5mg kẽm. Ngoài chế biến món ăn, có thể dùng các loại hạt này để xay thành bột uống nước để bổ sung protein hàng ngày.

Đậu Hà Lan chứa hàm lượng lớn kẽm zinc.
Đậu Hà Lan là nguồn cung cấp kẽm tự nhiên cho cơ thể. Ảnh: Pexels.

4. Lòng đỏ trứng gà

Chắc hẳn không ít người lựa chọn trứng là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Một quả trứng mỗi ngày sẽ cung cấp khoảng 3.7mg kẽm, cùng với đó là 77 calo, 5g chất béo tốt và 6g protein. Trứng cũng là nguồn cung cấp choline – dinh dưỡng mà nhiều người bị thiếu hụt. Mỗi người được khuyến cáo nên ăn từ 3 – 4 quả trứng mỗi tuần.

5. Thịt bò

Trung bình khi ăn 100g thịt bò, cơ thể sẽ được nạp 2.2mg kẽm, đáp ứng khoảng 44% nhu cầu kẽm của con người. Ngoài ra, lượng dinh dưỡng tiêu thụ được từ loại thịt này là 176 calo, 20g protein và 10g chất béo, vi chất sắt và vitamin B3. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát lượng tiêu thụ thịt đỏ hàng ngày vì chúng chứa hàm lượng chất béo cao, làm tăng mỡ máu và nguy cơ bệnh tim mạch.

Thịt bò chứa hàm lượng lớn kẽm zinc.
Ảnh: Pexels.

6. Ổi

Trong những thực phẩm giàu kẽm không thể bỏ qua quả ổi. Trong 100g ổi có chứa 2.4 mg kẽm. Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể khác như vitamin A, C, sắt,…

7. Đậu phộng

Trong 100g đậu phộng có chứa 1,9mg kẽm. Đồng thời, loại hạt này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với sức khỏe tim mạch như magie, đồng, các chất chống ôxy hóa.

8. Socola đen

Trung bình thanh socola đen khoảng 100g cung cấp 3,3mg kẽm, đáp ứng 30% nhu cầu cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, hàm lượng calo mà thanh socola cung cấp lên tới 600 calo, vì thế đây là loại thực phẩm bổ trợ, không nên ăn quá nhiều để đáp ứng nhu cầu kẽm của cơ thể.

Kẽm là nguyên tố vi lượng, là khoáng chất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh, mái tóc dày chắc và làn da tươi khỏe. Hãy bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết theo thể trạng từng người và không nên bổ sung kẽm quá liều để tránh ngộ độc. 

Nhóm thực hiện

Bài: Ngọc Linh

Ảnh: Tổng hợp

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)