Hiểu về vai trò của rừng đối với tâm trí
Năm 1982, trong bối cảnh người Nhật phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần sau sự bùng nổ công nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Nhật Bản đã sáng tạo ra thuật ngữ “shinrin-yoku” mang nghĩa “tắm trong rừng” hay “hấp thụ bầu không khí trong rừng”. Đây là một khái niệm về phương pháp trị liệu tinh thần, khuyến khích mọi người nên dành nhiều thời gian trong rừng để kết nối với thiên nhiên, cải thiện chánh niệm và tình trạng căng thẳng lo âu.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry năm 2022 cũng chỉ ra rằng, có sự khác biệt rõ rệt tinh thần của những người đi bộ trong rừng xanh và đi bộ ở giữa thành thị đông đúc. Môi trường xung quanh đóng một vai trò khá lớn trong nghiên cứu, thông qua các tác động tới phản ứng của não bộ và các dây thần kinh. Với một số điều kiện nhất định, kết quả cho thấy nhóm người đi bộ trong rừng có mức độ căng thẳng thấp hơn hẳn nhóm đi trong thành phố. Dấu hiệu hoạt động của các hạch nhân trong não nơi xử lý các căng thẳng cũng giảm sâu đối với nhóm người đi bộ trong rừng. Từ đó, chúng ta phần nào hiểu được rằng, rừng có tác động chữa lành và cải thiện sức khỏe thân tâm rõ rệt cho con người.
Rừng là cội nguồn của hơi thở chữa lành
Điểm khác biệt lớn nhất giữa đô thị và không gian thiên nhiên chính là trải nghiệm đối với các giác quan của con người. Đô thị với tiếng ồn, khói bụi và không gian chật hẹp, cứng nhắc khiến chúng ta dễ dàng lãng trôi và bị “nuốt chửng” trong những suy nghĩ miên man. Trái lại, rừng tạo động lực để con người có thể kích thích mọi giác quan, đưa sự tập trung vào từng chuyển động nhỏ nhẹ nhất. Màu xanh của cây cối, không gian đã thanh lọc tiếng ồn với âm thanh xào xạc của lá cây, tiếng rúc rích của chim muông, và trên hết là âm thanh của sự im lặng để ta trở về lắng nghe những tiếng nói thẳm sâu nhất bên trong chính mình.
“Cây cối giúp chúng ta nghĩ thông suốt hơn, trở nên sáng tạo và khiến chúng ta sống tử tế và rộng lượng” – Quing Li – tác giả sách “Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật”.
Quả thật, việc dành ra một thời gian nhất định trong không gian của thiên nhiên có thể giúp não bộ con người hoạt động hiệu quả hơn bình thường. Theo như các nghiên cứu khoa học, bên cạnh việc quang hợp và sản sinh ra khí oxi vào ban ngày, thực vật và cây cối còn tạo ra một chất với tên gọi Phytoncide (trong tiếng Hy Lạp: Phyton là “cây” và cide là “tiêu diệt”). Đây được coi là một chất kháng sinh tự nhiên do cây cối và thực vật tỏa ra không khí để tự bảo vệ khỏi côn trùng và vi sinh vật nguy hại. Từ việc hít thở không khí trong lành của rừng xanh, Phytoncide với đặc tính kháng khuẩn có thể thanh lọc các chất độc hại với cơ thể người qua đường hô hấp và da, giúp củng cố hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe toàn diện. Bên cạnh đó, cơ thể còn gia tăng các tế bào tiêu diệt tự nhiên (natural killer cells) trong máu, tăng khả năng chống chọi với các tế bào ác tính như ung thư.
Một cơ thể khỏe mạnh sẽ là mảnh đất màu mỡ của một tinh thần an yên. Từ việc tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, rừng còn khiến cho con người sống chậm lại và thực hành chánh niệm sâu sắc. Một cái hít thở sâu trong rừng mang lại cho cơ thể sự đánh thức ngũ quan, làm tan biến những hormone căng thẳng như adrenaline và thanh lọc cơ thể từ hệ hô hấp cho tới hệ tuần hoàn. Đó chính là cảm giác sống trọn vẹn ở hiện tại thúc đẩy con người trở nên tử tế và dịu dàng hơn với chính mình, sau là với đời.
BÀI LIÊN QUAN
Chạy về rừng, về “Dưới vòm lá biếc”
Nhận thức được tầm quan trọng và những lợi ích tuyệt vời của rừng, rất nhiều giải chạy Marathon xuyên rừng đã và đang được các đơn vị và tổ chức xã hội tuyên truyền rộng rãi. Là thương hiệu mỹ phẩm Nhật Bản hướng tới sự “well-being” – không chỉ đẹp mà còn sống đẹp, Menard Việt Nam luôn chú trọng tới các sự kiện CSR ý nghĩa cho cộng đồng. Bước đến Giải chạy “Cuc Phuong Jungle Paths Powered by Menard 2024” lần thứ 3, Menard Việt Nam mang đến chủ đề “Dưới vòm lá biếc” và thông điệp bảo tồn rừng cho những sinh vật đang trú ngụ, cũng như cho chính cội nguồn chữa lành của mỗi người.
Mượn hình ảnh “vòm lá biếc” đầy hùng vĩ của thiên nhiên, thông qua chủ đề của giải chạy thường niên lần này, Menard muốn gửi gắm hy vọng vào những “vòm lá biếc” sẽ là mái nhà che chở cho hàng triệu cá thể nhỏ bé của hệ sinh thái Cúc Phương. Bên cạnh đó, thương hiệu mong muốn được lan tỏa thông điệp bảo tồn rừng mạnh mẽ tới những người tham gia giải chạy, những người đã trực tiếp bước đi và cảm nhận vòng tay dang rộng của Mẹ Thiên nhiên, được khơi dậy nguồn cảm hứng sống và năng lượng tích cực từ rừng. Trải qua 2 mùa trước với hơn 5.000 vận động viên tham gia, không chỉ riêng Menard mà mỗi cá nhân của Cuc Phuong Jungle Paths vẫn ngày càng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của chính mình với rừng.
Nhóm thực hiện
Tham khảo: Menard Việt Nam