3 điều bạn cần lưu ý để lựa chọn đèn bàn làm việc phù hợp

Đăng ngày:

Đâu sẽ là những yếu tố tiên quyết để bạn lựa chọn một chiếc đèn bàn làm việc phù hợp? Thông thường, chúng ta quan tâm đến những yếu tố thẩm mỹ bên ngoài như màu sắc, kích cỡ, chất liệu, nhưng có một yếu tố đặc biệt cần chú trọng nhất khi sắp mua một chiếc đèn đó là cường độ và chất lượng ánh sáng. Vậy đâu sẽ là chiếc đèn phù hợp để bảo vệ mắt và sức khỏe của bạn?

Một chiếc đèn bàn có ánh sáng tốt sẽ góp phần quan trọng để tăng sự tập trung, cải thiện năng suất làm việc và học tập của bạn. Đặc biệt, khi làm việc tại nhà trở thành xu hướng, việc tìm kiếm một chiếc đèn bàn đa công dụng là vô cùng cần thiết nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như làm việc, đọc sách, giải trí… Vậy nên, một chiếc đèn phù hợp cần có khả năng chiếu sáng vượt trội giúp thắp sáng không gian xung quanh bạn, cung cấp đủ ánh sáng để bạn có thể làm việc, học tập, đọc sách thoải mái, không đau đầu hay mỏi mắt. 

Hiểu rõ tầm quan trọng của ánh sáng khi làm việc, mời bạn cùng ELLE điểm qua 3 điều cần lưu ý để lựa chọn cho mình chiếc đèn bàn làm việc phù hợp. 

1. ĐỘ SÁNG 

Độ sáng là yếu tố giúp chúng ta đánh giá chất lượng ánh sáng của một chiếc đèn được tính bằng  đơn vị đo lường là Lux (lx) – độ sáng được ước tính tổng quan trên một bề mặt. Vậy làm thế nào để chúng ta biết được một chiếc đèn cần bao nhiêu lx để chiếu sáng bàn làm việc phù hợp? 

đèn bàn học cần có kích thước phù hợp

Ảnh: Unsplash/D C

Bạn có thể hình dung rằng ánh sáng tại các văn phòng, chung cư cao tầng có ánh sáng tốt, độ lx sẽ đạt khoảng 400-500 trong khi ánh sáng từ các vì sao phản chiếu trong màn đêm sẽ khoảng 0,00005 lx. Như vậy, bạn cần thắp sáng không gian bằng đèn 300-500 lx để tạo ra môi trường thoải mái, đối với các công việc yêu cầu chăm chú vào những chi tiết cao như đọc, viết, làm việc thủ công… bạn cần bố trí đèn 500-1000 lx để đảm bảo nhìn rõ và giảm căng thẳng cho mắt. 

ĐỘ PHỦ RỘNG VÀ TỎA ĐỀU 

Hướng của chùm sáng là một khía cạnh quan trọng khi chúng ta xem xét mua đèn. Một chùm sáng có thể đối xứng hoặc không đối xứng, và sự khác biệt duy nhất giữa chúng là các chùm sáng đối xứng trải đều ánh sáng theo mọi hướng, trong khi chùm sáng không đối xứng lại chiếu ánh sáng vào một khu vực cụ thể. 

Ngoài ra, hướng phát sáng của một chiếc đèn bàn khác nhau sẽ phục vụ cho các mục đích và sở thích đa dạng trong không gian làm việc của bạn. Hãy chọn loại đèn có các chùm sáng không đối xứng nếu bạn cần tập trung vào những việc cần thiết và hạn chế tình trạng làm phiền người khác. Bên cạnh đó, nếu bạn cần một chiếc đèn có thể cung cấp độ sáng rộng và phân bố đều, loại đèn có các chùm ánh sáng đối xứng sẽ là một lựa chọn tối ưu. 

KHÔNG NHẤP NHÁY

Làm việc trong không gian có ánh sáng nhấp nháy liên tục sẽ khiến bạn mỏi mắt, khó tập trung vào công việc. Độ sáng của nguồn sáng thay đổi nhanh chóng và cứ lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ khiến bạn đau đầu, chóng mặt và tạo áp lực lên thị giác. 

đèn bàn làm việc không nhấp nháy

Ảnh: Unsplash/Remy Loz

Sử dụng đèn có biến đổi và biến động liên tục, gây ra hiện tượng nhấp nháy về lâu dài sẽ gây những tác hại xấu đến thị lực. Vì vậy, đèn LED ổn định là sự lựa chọn tối ưu để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh việc giúp cải thiện chất lượng công việc, loại đèn này còn tiết kiệm điện năng và chi phí cho gia chủ vì chúng có tuổi thọ khá cao so với các loại đèn thông thường.

KHÔNG LÓA

đèn bàn làm việc phù hợp

Ảnh: Unsplash/ Roberto Nickson

Khả năng giảm độ chói của đèn bàn sẽ hạn chế tình trạng mỏi mắt, mang lại luồng sáng dịu nhẹ để người dùng có thể làm việc thoải mái hơn. Vì vậy, có hai khía cạnh quan trọng khi cân nhắc yếu tố giảm chói đó là độ phủ sáng và tầm khuếch đại của đèn. Sự khuếch đại sẽ làm mềm các điểm quá sáng trong khi khả năng che phủ lại có thể hạn chế khả năng hiển thị trực tiếp của nguồn sáng. Hơn nữa, lựa chọn một chiếc đèn có thiết kế dễ điều chỉnh sẽ giúp giảm thiểu độ chói và thay đổi hướng sáng một cách thuận tiện và nhanh chóng.

ÁNH SÁNG XANH THẤP

Ánh sáng xanh là một trong những phổ quang của ánh sáng tự nhiên và thường phát ra từ một số thiết bị điện tử phổ biến như máy tính, TV, điện thoại và đèn LED. Đèn có ánh sáng xanh là loại đèn phát ra ánh sáng có bước sóng nằm trong khoảng 400-495 nanomet. Loại ánh sáng này có nhiều ảnh hưởng tiêu cực khi tiếp xúc quá lâu. Ánh sáng xanh dễ gây phân tâm, làm suy giảm khả năng tập trung và gây mỏi mắt. Hơn nữa, nó còn tác động mạnh đến võng mạc, dẫn đến các bệnh như mỏi mắt kỹ thuật số, rối loạn giấc ngủ, thoái hóa điểm vàng, và thậm chí tăng nguy cơ ung thư da và rối loạn tâm lý.

đèn bàn ánh sáng xanh

Ảnh: Unsplash/ Arnel Hasanovic

Để giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh, bạn có thể chọn những loại đèn LED điều chỉnh được nhiệt độ ánh sáng màu, sử dụng đèn có ánh sáng ấm, sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh hay tránh sử dụng các loại đèn huỳnh quang trắng để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Đèn học cảm ứng chống cận Sipanic

Đè Bàn Làm Việc Chống Cận Gấp Gọn DB4

Đèn Học Chống Cận Bảo Vệ Mắt UNIQ SOLAR

Đèn Học Để Bàn Chống Cận JYoohome

2. KHẢ NĂNG ĐIỀU CHỈNH

LẮP RÁP CÁC BỘ PHẬN LINH HOẠT

đèn bàn cần có ánh sáng

Ảnh: Unsplash/ Huzaifa Tariq

Nếu thiết kế đèn của bạn khá cứng hoặc không linh hoạt, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh được nguồn sáng lý tưởng khi làm việc… Vì vậy, bạn cần cân nhắc sử dụng một chiếc đèn bàn được lắp ráp cánh tay linh hoạt với phần đầu có thể dễ dàng điều chỉnh  để mang lại trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng và tối ưu hiệu suất làm việc.  

NHIỆT ĐỘ MÀU TƯƠNG THÍCH

đèn bàn làm việc cần có nhiều màu sắc

Ảnh: Unsplash/ Iewek Gnos

Nhiệt độ màu sắc miêu tả độ ấm áp hoặc mát lạnh của ánh sáng. Ánh sáng ấm có nghĩa là nhiệt độ màu thấp, trong khi luồng ánh sáng mát lạnh lại biểu thị cho nhiệt độ màu cao hơn. Sự đa dạng trong màu sắc sẽ góp phần tạo nên bầu không khí phù hợp với từng mục đích của bạn. Với ánh sáng trắng vàng ấm áp, bạn có thể biến căn phòng của mình thành một không gian dễ chịu, thoải mái để đắm mình vào những trang sách hay xem phim thư giãn. Còn nếu cần tập trung cao độ, bạn chỉ cần điều chỉnh ánh sáng sang mức nhiệt độ mát hơn để nhìn rõ và phù hợp với từng công việc của mình.

TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH

Đèn LED tự động điều chỉnh là loại đèn có khả năng thay đổi độ sáng, màu sắc và hướng chiếu sáng dựa trên các điều kiện môi trường hoặc nhu cầu sử dụng cụ thể. Những đèn này thường tích hợp các công nghệ thông minh như cảm biến ánh sáng, cảm biến chuyển động hay có cả remote để bạn có thể điều khiển từ xa. Hơn nữa, chúng còn có khả năng tự động điều chỉnh cả nhiệt độ màu để phù hợp với thời điểm trong ngày. Chẳng hạn, trong ánh sáng mặt trời dịu nhẹ ban ngày, đèn sẽ chuyển sang tông màu mát mẻ giúp bạn tập trung làm việc, nhưng khi hoàng hôn buông xuống, đèn sẽ tự động chuyển sang tông màu ấm áp, tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu cho đôi mắt.

Đèn Học Chống Cận Bảo Vệ Mắt UNIQ SOLAR

Đèn Học LED JYoohome 3 Màu Ánh Sáng Cảm Ứng

Đèn Học Tích Hợp Sạc Không Dây

Đèn kẹp bàn LED HyperWork Luna


Xem thêm

• Cách áp dụng quy tắc 1-3-5 để phân bổ và giải quyết công việc hiệu quả

• Gợi ý những món văn phòng phẩm giúp bạn tăng cảm hứng làm việc

• Những dấu hiệu cho thấy bạn cần tìm công việc mới


3. KÍCH CỠ BÀN LÀM VIỆC

kích cỡ phù hợp làm việc

Ảnh: Unsplash/ Michael Descharles

Chọn được một chiếc đèn ưng ý không chỉ phụ thuộc vào kiểu dáng và ánh sáng mà còn phụ thuộc vào kích cỡ bàn làm việc của bạn. Nếu không gian làm việc của bạn rộng rãi, đặc biệt có thêm màn hình máy tính sẽ đòi hỏi một nguồn sáng rất mạnh. Khi đó, những chiếc đèn lớn sẽ là sự lựa chọn lý tưởng để thắp sáng cả một khu vực. Ngược lại, đối với những chiếc bàn nhỏ hơn, bạn nên ưu tiên đèn chiếu sáng thông minh và tiết kiệm diện tích. Vì vậy, hãy đo đạc bàn làm việc của mình và tham khảo thật kỹ các kích cỡ đèn có sẵn để tìm ra bạn đồng hành hoàn hảo cho góc làm việc của mình.

Đèn bàn LED gập điều chỉnh

Đèn học kẹp bàn đọc sách chống cận

Đèn bàn Chống Cận Xiaomi Mijia lamp Lite

Đèn Bàn Học Không Chân Xoay 360 Cây Đầu To