Rụng tóc, hói đầu là nỗi canh cánh của nhiều cô nàng khi tình trạng này đang dần xuất hiện ở mọi độ tuổi. Vì vậy, nối tóc trở thành phương án được ưa chuộng để “dứt điểm” mái tóc thưa mỏng, giúp phái đẹp trở nên tự tin và cuốn hút hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng trên nền tóc phù hợp và cần được chăm sóc đúng cách. Hãy cùng ELLE tìm hiểu chi tiết hơn về nối tóc trong bài viết sau.
BÀI LIÊN QUAN
Nối tóc là gì?
Nối tóc là phương pháp ghép các sợi tóc giả vào phần tóc thật bằng các chất liệu gắn kết như keo, sợi chỉ, chun, sáp ong… để cải thiện độ dài và dày hơn. Đây là kiểu làm đẹp phổ biến được phái nữ yêu thích để khắc phục mái tóc thưa mỏng và thay đổi diện mạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tùy vào nhu cầu và phong cách cá nhân mà bạn có thể chọn các tông màu và chất liệu cho phần tóc nối thêm như tóc thật hoặc sợi tổng hợp.
Các kỹ thuật nối tóc phổ biến
1. Nối tóc bằng kẹp chì
Đây là một trong những cách nối tóc truyền thống với kỹ thuật đơn giản hơn so với những phương pháp khác. Kiểu nối này được thực hiện bằng cách luồn các lọn tóc giả và thật qua ống kẹp chì, sau đó dùng kẹp bấm lại để cố định mối nối. Tuy không sử dụng hóa chất và dễ dàng thao tác nhưng phương pháp dùng kẹp chì sẽ gây áp lực trên mái tóc tự nhiên, dẫn đến tình trạng tóc hư tổn đồng thời tạo cảm giác nặng và đau đầu trong thời gian dài.
- Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng, ít gây hư tổn cho tóc thật và có thể tháo ra dễ dàng.
- Nhược điểm: Kẹp có thể bị lộ ra ngoài trong quá trình tạo kiểu. Đồng thời, phương pháp này tạo áp lực lên tóc thật nên không phù hợp với tóc mỏng hoặc yếu.
@e_styles_extensions #hairextensions #microringhairextensions #hairextensionsalon ♬ Cupid – Twin Ver. (FIFTY FIFTY) – Sped Up Version – sped up 8282
2. Nối tóc bằng bím keo
Nối tóc bằng bím keo là kỹ thuật gắn kết các tép tóc giả và thật bằng loại keo chuyên dụng. Điều này giúp tạo nên các mối nối nhỏ và bền chặt, mang lại sự liên kết tự nhiên với tóc thật và không gây khó chịu khi nằm. Tuy nhiên, việc keo tiếp xúc trực tiếp với tóc có thể dẫn đến tình trạng tóc hư tổn, gãy rụng trong thời gian nối và sau khi thực hiện thao tác tháo gỡ.
- Ưu điểm: Kiểu nối bằng bím keo thực hiện nhanh hơn các phương pháp khác, đồng thời duy trì mối nối ổn định trong thời gian dài.
- Nhược điểm: Quy trình phức tạp và cầu kỳ, đòi hỏi thợ có tay nghề cao. Ngoài ra, hóa chất trong keo nối có thể gây kích ứng da đầu nhạy cảm.
BÀI LIÊN QUAN
3. Nối tóc bằng sáp
Kiểu nối tóc bằng sáp đòi hỏi kỹ thuật cao trong việc điều chỉnh độ nóng của sáp khi đun để mối nối bền chắc nhưng không gây tổn thương đến phần tóc thật. Sáp chuyên dụng được làm nóng chảy và dùng để gắn tóc giả vào tóc thật. Phần sáp sẽ cứng lại khi nguội, giúp tạo ra một mối nối chắc chắn nhưng vẫn đem lại sự mềm mại, tự nhiên cho tóc. Tuy nhiên, vì sử dụng nhiệt độ cao, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và phải thực hiện bởi chuyên gia để tránh hư tổn tóc thật.
- Ưu điểm: Phần tóc giả được nối chắc chắn và có sự gắn kết tự nhiên với tóc thật.
- Nhược điểm: Thao tác tháo gỡ cần sử dụng hóa chất để giảm bớt độ kết dính của sáp, có thể gây ra hư tổn trên nền tóc yếu.
@lianegodfreyhair Every extension has there lace but keratin bonds just have my heart we grew up together ?? #nottingham #hairextensionsnottingham #hairextensionspecialist #hairextensioncompany #hairextensionsalon #hairextensioneducation #hairextensions #hairextensiontraining #hairextensioncourseuk #keratinbonds #fusionbond ♬ original sound – LIANEGODFREY EXTENSION EXPERT
4. Nối tóc bằng sợi Fiberglass
Đây là phương pháp nối tóc không dùng đến các chất hóa học mà chỉ sử dụng sợi Fiberglass để gắn kết lọn tóc giả vào phần tóc thật. Sợi fiberglass là một loại sợi tổng hợp có độ bền cao, mềm mại và mượt mà, gần giống với tóc thật. Loại chỉ mỏng này có tính năng chịu nhiệt và sở hữu độ đàn hồi cao, giúp tạo độ ma sát và giữ cho lọn tóc giả không bị lỏng. Có thể nói, kiểu nối bằng sợi Fiberglass được phái nữ ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ và an toàn cao.
- Ưu điểm: Phương pháp này không sử dụng hóa chất nên dễ tháo gỡ và ít gây hại cho da dầu.
- Nhược điểm: Chi phí cao hơn các cách nối khác và cần thợ có tay nghề cao thực hiện.
BÀI LIÊN QUAN
Những lưu ý trước và sau khi nối tóc
1. Tóc nối không phải giải pháp tối ưu cho mọi tình trạng tóc
Không chỉ được ứng dụng để “biến hóa” mái tóc ngắn trở nên dài và dễ tạo kiểu hơn, nối tóc đang dần trở thành giải pháp lâu dài của các cô nàng tóc mỏng. Dù mang lại hiệu quả làm đẹp tức thì nhưng các phương pháp này có thể ảnh hưởng xấu đến phần tóc thật và da đầu.
“Nếu bạn đang gặp tình trạng rụng tóc bất thường, việc nối tóc có thể khiến vấn đề thêm trầm trọng” – Tiến sĩ Stephen Shapiro, bác sĩ da liễu tại Mỹ.
Phong cách làm đẹp này có thể làm cho tóc trở nên yếu và rụng nhiều hơn do bị kéo căng trong quá trình thực hiện, đồng thời chịu lực của lượng tóc giả dài và dày. Bên cạnh đó, hóa chất trong keo và sáp nóng có thể gây hư tổn nặng nề cho các sợi tóc yếu và dễ gãy rụng, khiến cho việc phục hồi sau khi tháo gỡ mối nối trở nên khó khăn hơn.
Trước khi lựa chọn phương pháp này, bạn cần tìm hiểu về tình trạng tóc và kỹ thuật nối phù hợp. Các cô nàng có mái tóc mỏng bị rụng do bệnh lý hoặc gặp các vấn đề về da đầu như viêm, mụn nhọt, gàu ngứa… không nên áp dụng xu hướng làm đẹp này để tránh làm tình trạng thêm trầm trọng. Ngoài ra, bạn cũng nên giãn thời gian giữa các lần nối để tóc và da đầu được “nghỉ ngơi” và phục hồi toàn diện.
2. Tóc nối cần được chăm sóc kỹ hơn
“Hãy đảm bảo mái tóc của bạn luôn sạch và hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo kiểu như keo xịt để tóc không trở nên nặng, giòn và dễ gãy rụng hơn” – Tiến sĩ Stephen Shapiro, bác sĩ da liễu tại Mỹ.
Chu trình chăm sóc toàn diện sau khi nối tóc là cách tối ưu để bảo vệ mái tóc thật và duy trì mối nối bền chắc. Trong đó, việc làm sạch cần được chú trọng vì các mối nối là nơi dễ tích tụ vi khuẩn từ môi trường, có thể dẫn đến các vấn đề như nấm, gàu, viêm chân tóc, gãy rụng… Đồng thời, điều này hỗ trợ giảm nhẹ “sức nặng” của hóa chất và bụi bẩn trên các mối nối, giúp tóc được “thở”. Để tóc sạch sâu và ít bị rối khi gội, hạn hãy thực hiện thao tác sau:
- Chải tóc bằng lược răng thưa trước khi gội. Hãy chọn dầu gội và xả không chứa sulfate, paraben và các chất tạo mùi giúp ngăn ngừa tình trạng khô tóc.
- Gội đầu theo một hướng: Tạo bột dầu gội trong lòng bàn tay và bôi vào phần chân tóc, sau đó dùng phần thịt của đầu ngón tay để massage da đầu theo hướng từ trên xuống.
- Sử dụng dầu xả cách chân tóc từ 5-7cm và vuốt nhẹ từ trên xuống.
- Xả tóc với nước theo chiều tương tự. Dùng khăn bông bóp nhẹ để nước thấm vào khăn và tránh gây rối.
Vì phần tóc giả khi để trong thời gian dài có thể gây nặng da đầu và khiến tóc bị chẻ ngọn nên bạn hãy kết hợp các dòng mặt nạ ủ và tinh chất dưỡng có khả năng chống oxy hóa như trà xanh, hương thảo… để nâng cao sức khỏe toàn diện của tóc. Bên cạnh đó, việc bổ sung nguồn thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin B và vitamin D cũng là cách hiệu quả để nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe từ bên trong.
Gợi ý sản phẩm:
Nhóm thực hiện
Bài: Tuyết Ngân
Ảnh: Tổng hợp