Cũng như da mặt, da chân cũng cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Mùa Thu – Đông là thời điểm da dễ bị mất nước nhất do thời tiết, sinh hoạt bận rộn ngày cuối năm. Dưới đây là một số bước chăm sóc da chân hữu ích ELLE đã tổng hợp cho bạn.
Tẩy tế bào chết
Da chân cũng cần được tẩy tế bào chết thường xuyên vì chân là nợi tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Tẩy da chết cho chân cũng là cách để da chân trở nên mềm mượt hơn. Nguyên liệu tại nhà dễ tìm nhất là chanh và muối. Tạo một hỗn hợp chanh với muối sệt thoa lên bàn chân, massage nhẹ nhàng dùng bàn chải lông mềm lấy đi toàn bộ da chết.
Chà gót chân
Gót chân mềm mại sẽ giúp bạn tự tin hơn. Da ở gót thường dày hơn những vùng khác nên rất dễ bị nứt nẻ khi hoạt động nhiều và thời tiết lạnh. Dùng dụng cụ chà gót chuyên dụng để làm mền phần da cứng, thâm – nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô nứt nẻ ở gót.
chăm sóc da chân bằng kem dưỡng chuyên dụng
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều sản phẩm dành riêng cho vùng da chân như trị nứt nẻ gót chân, dưỡng ẩm cao, mờ thâm… bạn nên chọn sản phẩm có thành phần phù hợp với da chân của mình để đạt hiệu quả dưỡng da như mong muốn. Dười đây là một vài sản phẩm chăm sóc da chân chuyên dụng bạn có thể tham khảo.
Đắp mặt nạ cho bàn chân
Vào buổi tối hoặc những ngày cuối tuần, hãy dành chút thời gian ủ cho đôi chân một lớp mặt nạ. Hỗn hợp vỏ cam, bưởi, chanh xay nhuyễn có tính khử trùng và ôxy hoá cao, vừa cung cấp vitamin nuôi dưỡng và vừa làm sáng da. Bạn có thể sử dụng khoai tây nghiền với sữa tươi hoặc cám gạo để dưỡng ẩm nhiều hơn.
Đối với gót chân hay bị khô, nứt nẻ, bột yến mạch là lựa chọn tuyệt vời bạn nên áp dụng. Ngoại trừ các loại mặt nạ từ thiên nhiên, trên thị trường hiện có rất nhiều mặt nạ cho chân với nhiều thành phần và nhãn hiệu cho các bạn lựa chọn. Đối với những bạn hay bận rộn thì đây là sản phẩm không thể thiếu để tiết kiệm thời gian chăm sóc bàn chân của mình
BÀI LIÊN QUAN
7 bí mật để sở hữu bàn chân đẹp
Chăm sóc da chân bằng sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm cao
Muốn nâng cao hiệu quả dưỡng ẩm cho vùng da này, bạn nên kết hợp với sữa tắm có thành phần cấp ẩm cao. Khi tắm, hãy thoa sữa tắm lên bàn chân, và cả lòng bàn chân để vùng da này thẩm thấu tinh chất dưỡng nhiều hơn từ sữa tắm. Thành phần làm sạch có trong sữa tắm còn giúp cho bàn chân được khử mùi hiệu quả hơn. Hãy chọn sữa tắm có chiết xuất từ bơ hạt mỡ (shea butter), yến mạch, bơ ca cao để đạt hiểu quả tốt hơn.
Mang vớ với chất liệu phù hợp
Mang vớ có chất liệu không phù hợp có thể dẫn đến các vấn đề về móng chân, viêm da, hoặc nhiễm trùng. Theo nguyên tắc thông thường, hãy hạn chế các chất liệu như cotton. Khi hoạt động nhiều, chân của bạn sẽ tiết mồ hôi thì vớ cotton sẽ bị ẩm và giữ mùi. Về lâu dài sẽ sản sinh vi khuẩn không tốt cho chân. Ngoài ra, khi sử dụng vớ cotton vào mùa lạnh sẽ khiến bạn thấy ẩm ướt và lạnh lẽo. Lựa chọn chất liệu len đủ ấm nhưng không bí bách, cashmere, nano hoặc vớ than hoạt tính có tính kháng khuẩn cao, về lâu dài sẽ bảo vệ tốt cho vùng da chân của bạn.
View this post on Instagram
Chăm sóc da chân bằng kem chống nắng
Đừng nghĩ chân thì không cần kem chống nắng nha các bạn. Dù là mùa lạnh nhưng tia UV vẫn luôn “ túc trực”. Luôn chống nắng cho tất cả các vùng da trên cơ thể là một điều cần thiết. Vì khi không chống nắng, tất cả các sản phầm dưỡng đều lãng phí, không hoạt động hết công dụng của chúng.
Ngâm nước ấm mỗi tối
Hãy để chân thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi bằng cách ngâm chân vào nước muối ấm, có thể thêm vài lát chanh hoặc gừng. Nước muối làm mềm da chân, còn có thêm chanh và gừng giúp sát khuẩn và loại bỏ độc tố trong cơ thể. Bạn có thể mua bathbomb dành cho chăm sóc da chân để thư giãn thay vì nước muối truyền thống. Ngâm chân trước khi ngủ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, vừa thư giãn vừa làm đẹp vùng da chân thêm mỗi ngày.
Nhóm thực hiện
Bài: Vy Pham Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Ảnh: Tổng hợp