Làm đẹp / Bí quyết khỏe và đẹp

Da sau mụn: cần đầu tư những sản phẩm chăm sóc da nào?

Bạn đã tìm được những sản phẩm chăm sóc da sau mụn dành riêng cho mình chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo những gợi ý dưới đây từ ELLE.

Điều trị mụn đã khó, chăm sóc da sau mụn lại càng khó hơn. Các vết thâm và sẹo để lại sau mụn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe làn da sau này. Vì thế, để hạn chế việc “chạm mặt” những nốt mụn cứng đầu và phục hồi làn da đã bị tổn thương, bạn nên đầu tư những sản phẩm phù hợp vào chu trình chăm sóc da hằng ngày.

Da sau mụn: cần đầu tư những sản phẩm chăm sóc da nào?
Ảnh: Pexels.

Làm sạch nhẹ nhàng làn da sau mụn

Làm sạch là bước chăm sóc da vô cùng quan trọng cả trước và sau mụn. Nó giúp làn da luôn được an toàn và không bị các vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, đồng thời ngăn ngừa mụn tái phát và giúp lỗ chân lông luôn thông thoáng. 

Làm sạch da dịu nhẹ sau mụn
Ảnh: Pexels.

Mách bạn một mẹo nhỏ, ngay sau khi nặn mụn, bạn nên dùng bông/gạc tiệt trùng thấm nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn lau vùng da mụn vài lần để da giảm sưng đỏ và lành nhanh hơn. Hoặc dùng một chiếc khăn sạch mỏng bọc lấy viên đá lạnh và đắp nhanh chóng lên vùng da mới nặn mụn trong vài phút để làm dịu da tức thì. Những ngày tiếp theo, bạn hãy nhớ rửa mặt ít nhất 2 lần/ ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và tăng số lần lên nếu hôm ấy bạn phải hoạt động ra nhiều mồ hôi. Khi rửa chỉ nên dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng khắp mặt, bao gồm cả vùng viền hàm, cổ, trước và sau mang tai. Không nhất thiết phải chà mạnh hoặc dùng các vật dụng thô ráp – chúng không làm da bạn sạch sẽ, thông thoáng mà ngược lại còn khiến làn da chịu kích ứng nhiều hơn.

Để thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da, bạn hãy thực hiện tẩy da chết khoảng 2-3 lần/tuần. Những sản phẩm làm sạch và tẩy tế bào chết có chứa các vitamin hay tinh chất nghệ sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào tổn thương do mụn gây nên.

 

Da sau mụn: sản phẩm Obagi Zo Exfoliating Cleanser.
Zo Skin Health Exfoliating Cleanser.
Da sau mụn: sản phẩm SkinCeuticals Blemish + Age Cleanser Gel.
SkinCeuticals Blemish + Age Cleanser Gel.
Da sau mụn: sản phẩm Cerave Foaming Facial Cleanser
CeraVe Foaming Facial Cleanser.

vichy.jpg

Gel Rửa Mặt Vichy Normaderm Phytosolution Purifying Giàu Khoáng Và Pribiotic 200ml

kem Dưỡng ẩm và phục hồi da sau mụn

Dù bạn có mụn hay không thì kem dưỡng ẩm vẫn là bước dưỡng – phục hồi da không nên thiếu. Da thiếu độ ẩm dễ tiết nhiều dầu sinh ra mụn và lão hóa sớm hơn. Vì làn da sau mụn khá nhạy cảm nên bạn chỉ cần dùng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ và không chứa các thành phần gây kích ứng da. Các thành phần như ceramide, vitamin B5, niacinamide, panthenol, glycerin, amino acid… có trong kem dưỡng sẽ giúp khắc phục những tổn thương cho làn da, giúp nhanh chóng lành vết thương, giảm viêm sưng và tăng sức đề kháng cho làn da của bạn.

lar.jpg

Bộ kem dưỡng làm dịu làm mượt làm mát và phục hồi làn da La Roche Posay Cicaplast Baume B5 Soothing Repairing Balm

bio.jpg

Kem dưỡng phục hồi da tổn thương Bioderma Cicabio Crème 40ml

Da sau mụn: sản phẩm Paula's Choice Skin Recovery Replenishing Moisturizer
Paula’s Choice Skin Recovery Replenishing Moisturizer.
Da sau mụn: sản phẩm Avene Cicalfate Restorative Skin Cream
Avène Cicalfate Restorative Skin Cream.

chăm sóc da sau mụn bằng các sản phẩm Làm mờ vết thâm 

Các vết thâm có thể có màu từ hồng đến đỏ, nâu hoặc đen, tùy thuộc vào tông màu da và độ sâu của nốt mụn sau viêm. Nguyên nhân chính gây ra thâm mụn do tăng sản xuất melanin. Thông thường, những vết thâm hình thành do nồng độ melanin tăng cao sẽ rất khó mờ đi. Vì thế, bạn cần những sản phẩm đặc trị như kem trị thâm mụn hay mờ sẹo để hạn chế khuyết điểm do mụn để lại. Điều quan trọng khi sử dụng là cần dùng theo đúng liều lượng và hướng dẫn, kết hợp với các bước làm sạch – dưỡng ẩm để đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Nếu thiếu các bước chăm sóc da khác thì sản phẩm đặc trị cũng không thể phát huy tác dụng tối đa. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng kem trị mụn sau bước dưỡng ẩm, nhưng lưu ý rằng chỉ thoa kem trị mụn sau khi lớp kem dưỡng ẩm đã hoàn toàn khô trên da mặt. 

Làm mờ vết thâm bằng sản phẩm đặc trị sau mụn
Ảnh: Pexels.

Một số hoạt chất trong các sản phẩm trị mụn mà bạn có thể tham khảo để đẩy nhanh tốc độ phục hồi làn da sau mụn như: benzoyl peroxide 2,5-5%, salicylic acid (BHA) 2%, glycolic acid (AHA), azelaic acid, retinol, vitamin C… Để đảm bảo an toàn cho làn da và tránh bị kích ứng với các thành phần trên, bạn nên thử sản phẩm trên một vùng da nhỏ ở mặt trong cánh tay trước khi quyết định thoa lên các vết mụn thâm.

skinceuticals discoloration defense serum SkinCeuticals Discoloration Defense serum.[/caption]

Murad-Invisiscar-Resurfacing-Treatment-ikute.jpg

]Kem giảm sẹo rỗ và thâm mụn Murad Invisiscar Resurfacing Treatment 15ml

The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1%
The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1%.
tbs.jpg

Gel làm mờ vết thâm The Body Shop Tea Tree targeted gel 2.5ml

Kem chống nắng

Việc dùng các sản phẩm như kem dưỡng phục hồi da hoặc tẩy tế bào chết cũng có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng. Thế nên, nếu bạn không muốn làn da mỏng manh sau mụn bị đen sạm thì đừng quên việc chống nắng cho da. Khi dùng kem chống nắng, hãy ưu tiên chọn sản phẩm có nhãn “không chứa dầu” (oil free), “không gây mụn trứng cá” (non-acnegenic), “không sinh nhân mụn” (non-comedogenic), “không làm tắc lỗ nang lông” (won’t clog pores)… chúng phù với tình trạng làn da của bạn và không làm mụn nặng hơn.

Kem chống nắng da sau mụn
Ảnh: Pexels.
Eucerin-Sun-Gel-Cream-Dry-Touch-Oil-Control-SPF50.jpg

Gel Chống Nắng Cho Da Nhờn Mụn Eucerin Sun Gel-Cream Dry Touch Oil Control SPF50+ 50ml

ann.jpg

Sữa chống nắng dịu nhẹ cho da nhạy cảm Anessa Perfect UV Sunscreen Mild Milk 60ml

kem-chong-nang-kiehl-s-ultra-light-daily-uv-defense-spf-50-pa-609b584df3dce-12052021112341.jpg

Kem chống nắng hằng ngày Kiehl's Ultra Light Daily UV Defense SPF 50 PA++++ Anti-pollution 60ml

Neutrogena Sensitive Skin SPF 60
Neutrogena Sensitive Skin SPF 60+.

Nhóm thực hiện

Bài: Xuân Thư Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Ảnh: Tổng hợp
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)