BÀI LIÊN QUAN
Hệ thống mạch máu là hệ thống tuần hoàn trong cơ thể, giúp điều tiếp và bơm máu cùng các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Vậy điều gì xảy ra khi hệ thống này bị tắc nghẽn?
Các cục máu đông là nguyên nhân trực tiếp gây ra tắc nghẽn mạch máu não (Ảnh Getty)
Bệnh tắc nghẽn mạch máu là một căn bệnh phổ biến nhưng những người mắc bệnh thì lại khá thờ ơ do tư tưởng chủ quan. Đây là căn bệnh mà những mạch máu vận chuyển dinh dưỡng thường ở chân và tay gặp phải vấn đề như viêm nhiễm, xơ vữa…Chứng bệnh này tên là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), có thể làm tắc nghẽn mạch máu, thường là ở chân trên hoặc dưới đầu gối và gây rối loạn tuần hoàn. Sự nguy hiểm của những cục máu này là khi chúng bị vỡ, các mảnh nhỏ sẽ theo dòng máu đi lên phổi, gây ra tình trạng thuyên tắc phổi (PE) có thể đe dọa tới tính mạng. Triệu chứng thuyên tắc phổi (PE) có thể bao gồm khó thở, tức ngực, nhịp tim nhanh, choáng váng hoặc ngất xỉu. Theo điều tra của Tổng cục y tế Hoa kỳ:’‘ Mỗi năm có khoảng 100 nghìn người tử vong vì chứng tắc nghẽn mạch máu”.
Dưới đây là dấu hiệu sớm nhận biết 8 kiểu người dễ bị tắc nghẽn mạch máu.
1. Thừa cân hoặc béo phì
Khi lên cân, áp lực lên các tĩnh mạch trong khung chậu và hai chân tăng.(Ảnh Getty)
Các chuyên gia đồng ý rằng việc bạn béo phì, khiến bạn có nguy cơ cao bị hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và đi qua máu của bạn dẫn đến huyết khối tắc nghẽn tĩnh mạch, hoặc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Đối với những người nhẹ cân, họ cũng có thể đối diện với căn bệnh này, nhưng khi bạn tăng cân thì căn bệnh tắc nghẽn mạch máu này trở nên nguy hiểm và dễ xảy đến hơn.
2. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá nhiều là nguy cơ tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm vì thuốc lá rất độc hại (Ảnh shutterstock )
“Người ta thường nghĩ rằng hút thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến phổi, nhưng quả thật nó còn ảnh hưởng đến mạch máu của bạn.” Pamela Burgwinkle (Cố vấn y tá tại trung tâm y tế UMass )chia sẻ. Hút thuốc làm hỏng mạch máu và có thể làm cho chúng dày lên, hẹp hơn. Điều này khiến cho trái tim phải đập nhanh hơn và huyết áp tăng. Các cục máu đông cũng có thể hình thành.
Hút thuốc gây ra chứng đột quỵ và bệnh tim mạch – một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ (Ảnh Getty)
3. Phụ nữ mang thai
Một trong những căn bệnh thường gặp ở nhóm phụ nữ mang thai là bệnh tắc nghẽn mạch máu (Ảnh Getty)
Đối với phụ nữ mang thai, căn bệnh này xảy ra ở tĩnh mạch chân, thỉnh thoảng có thể xảy ra ở tĩnh mạch chậu trong thai kì. Huyết khối là một cục máu đông, thường thấy ở phụ nữ thừa cân, hút thuốc lá, có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc phụ nữ mang thai ít vận động. Cục huyết khối này có thể di chuyển đến các mạch máu lớn ở tim và phổi gây tắc nghẽn. Khi thai kỳ phát triển, nó có thể đẩy các mạch máu ở vùng bụng và xương chậu, làm chặn dòng máu trực tiếp và gây ra cục máu đông.
4. Sử dụng sản phẩm bổ sung Estrogen
Các sản phẩm bổ sung estrogen như thuốc ngừa thai cũng có thể tăng nguy cơ máu đông (Ảnh Getty)
Khi mắc chứng tắc nghẽn mạch máu như: tắc nghẽn mạch máu não, nhồi máu cơ tim, viêm động mạch vành…nên tránh xa thuốc tránh thai. Bởi estrogen (nội tiết tố nữ) trong thuốc có thể làm tăng khả năng đông máu, gây thêm áp lực cho huyết quản vốn đang mắc bệnh. Các sản phẩm bổ sung estrogen cũng có thể tăng nguy cơ máu đông.
BÀI LIÊN QUAN
Muốn khỏe đẹp thì phải tập thể dục
5. Những người dễ bị nhiễm trùng do chấn thương
Huyết khối tĩnh mạch (hay còn gọi là tắc nghẽn mạch máu) là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư.(Ảnh Getty)
Nếu bạn đang đối diện với những căn bệnh hoặc nhiễm trùng do chấn thương, bạn nên cảnh giác với các triệu chứng từ các mạch máu bất thường. Một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, tuyến tụy, đại tràng, ung thư dạ dày, phổi, và thận có thể dẫn đến nguy cơ mắc DVT hoặc PE. Những máu đông có thể xuất hiện trước khi ung thư diễn ra như là một dấu hiệu cảnh báo.
6. Đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ
Những người có thói quen ngồi lâu một chỗ đang tích tụ nhiều bệnh tật đe dọa trực tiếp đến tính mạng mà không hề hay biết .(Ảnh Getty)
Những người làm việc ngồi nhiều giờ trong ngày trên xe ô tô, máy bay,văn phòng mà không đứng dậy và di chuyển có nguy cơ mắc những bệnh mạn tính như ung thư, trĩ, huyết áp và tim mạch…Khi bạn ngồi lâu một chỗ, cơ bắp đốt cháy ít chất béo và chảy máu chậm chạp hơn, tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, axit béo dễ dàng làm tắc nghẽn mạch máu tim, dẫn đến bệnh tim mạch rất nguy hiểm và có thể dẫn đến đột quỵ.
Burgwinkle chia sẻ thêm: “Tôi từng có một bệnh nhân phát triển cục máu đông dẫn đến nghẽn tĩnh mạch sau khi trải qua thời gian dài làm việc trong những không gian hẹp. Nghề của anh ấy ư? Thợ sửa ống nước.” (Đây là lý do tại sao bạn nên xem xét chuyển sang một cái bàn làm việc).
7. Tắc nghẽn mạch máu do di truyền
Di truyền được xem là một yếu tố phổ biến dẫn đến các hệ lụy bệnh tật, không chỉ là bệnh tắc nghẽn mạch máu (Ảnh Getty)
Tiền sử gia đình có người bị chứng tắc nghẽn mạch máu cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nếu bạn có một người họ hàng gần gũi (cha mẹ, ông bà, anh, chị) bị tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ thì bạn có rủi ro mắc bệnh cao hơn.
8. Bạn từng tiểu sử mắc bệnh
Không thể hoàn toàn ngăn ngừa căn bệnh mãn tính này vì một số điều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu không thể thay đổi (Ảnh Getty )
Bạn đã từng có tiền sử bị đông máu? Chắc chắn, bạn sẽ gặp chúng lần nữa. Một phần ba số người bị mắc chứng tắc nghẽn mạch máu (DVT/ PE) sẽ bị lại trong vòng 10 năm. Theo Burgwinkle thì đó là vì các cục máu đông hình thành xung quanh các van tĩnh mạch, có thể làm hỏng mạch máu của bạn. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến nhiều dấu hiệu đông máu theo thời gian ”Ngày càng nhiều người trong chúng ta nhận thấy rằng,đây là một bệnh mãn tính, chứ không phải là một giai đoạn cấp tính thông thường.”
Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em nhưng đa số là ở người lớn tuổi (60 hoặc nhiều hơn). Nguy cơ của bệnh gia tăng theo tuổi. Đa số họ còn có thêm các vấn đề khác hoặc các bệnh lý đó làm tăng thêm nguy cơ đột quỵ như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, xơ cứng mạch não.
Để phòng bệnh tai biến mạch máu não cần kết hợp giữa một chế độ sinh hoạt hợp lý với thuốc dự phòng có tác dụng chống đông máu, làm giảm độ nhớt của máu, chống ngưng tập tiểu cầu, giãn mạch. Ngoài ra, bạn cần chăm chỉ luyện tập thể dục, thường xuyên kiểm ra sức khỏe tại các trung tâm y tế và lựa chọn thực phẩm một cách khoa học để giảm thiểu tối đa chứng tắc nghẽn mạch máu mãn tính này.
Nhóm thực hiện
Tô Mã Ngọc( Nguồn tạp Chí phái Đẹp ELLE VN/ Tham khảo Women\'s Health/ Ảnh Getty, Shutterstock )