Làm đẹp / Bí quyết khỏe và đẹp

Giải mã 4 lời đồn đoán ghê sợ về kem chống nắng

Những sự thật về tác dụng và tác hại của kem chống nắng mà các cô nàng cần nên biết. Hãy cùng ELLE giải mã 4 lời đồn đoán ghê sợ về kem chống nắng.

Giải mã 4 lời đồn đoán ghê sợ về kem chống nắng

Kem chống nắng quả là một người bạn thân thiết của các cô gái khi ngày nay mọi người càng ý thức hơn về tác hại của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn làm đẹp vẫn còn một số lời đồn đoán về tác hại khi sử dụng kem chống nắng lên da. Liệu những điều ấy có có thật hay không? Vừa qua, Marie Claire vừa có cuộc trao đổi với các chuyên gia về sự thật về kem chống nắng. Hãy cùng ELLE tìm hiểu những thông tin dưới đây:

1. “Kem chống nắng hoá học là chất độc hại cho làn da”

Kem chống nắng được phân chia ra làm 2 loại cơ bản: hoá học và vật lý. Vì thế, một số người thường nghĩ rằng từ “hóa học” ám chỉ việc chứa rất nhiều thành phần hoá chất gây bất lợi cho da. Trong đó, điển hình là chất benzophenones được cho là có thể ảnh hưởng đến sự sinh sản và các bệnh ung thư.

Giải mã 4 lời đồn đoán ghê sợ về kem chống nắng ELLE VN

Sự thật: Theo Tiến sĩ Heidi A. Waldorf, giám đốc khoa da liễu laser và mỹ phẩm tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York nói rằng 1 người phải sử dụng loại kem có chứa 6% oxybenzone mỗi ngày trong vòng 277 năm mới có thể gây ra những dấu hiệu nguy hiểm như trên. Nghiên cứu này dựa trên thí nghiệm với chuột. Do đó, bà khẳng định rằng lời đồn đoán trên về kem chống nắng hoá học.

2. “Chỉ số SPF không thể làm giảm khả năng gây ung thư da”

Trong vài năm gần đây, một số người đã đặt câu hỏi về khả năng của chỉ số SPF để ngăn ngừa ung thư da. Trong đó, có một bài báo năm 2011 trong tạp chí Photodermatology, Photoimmunology & Photomedicine cho biết: “Bằng chứng cho thấy tác dụng bảo vệ da của kem chống nắng trong trước khả năng gây ung thư da không thuyết phục.”

Giải mã 4 lời đồn đoán ghê sợ về kem chống nắng ELLE VN

Sự thật: Một nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi Dr. Steven Q. Wang, bác sĩ da liễu tại New Jersey đồng thời là người đồng sáng lập viện dưỡng da Dr.Wang Herbal Skincase, như ông giải thích: Vào thời điểm thực hiện báo cáo như trên, khoảng 23 nghiên cứu đã xem xét về tác dụng bảo vệ của kem chống nắng; Một nửa trong số đó cho thấy mối tương quan giữa việc sử dụng và bảo vệ chống ung thư, và một nửa cho thấy có khả năng xảy ra nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, ông đã nói rằng: “Những nghiên cứu đó có phần chủ quan, họ chỉ dựa trên trí nhớ của nhiều người tham gia khảo sát. Do đó, kết quả không thể hoàn toàn chính xác”. Vào cuối năm 2011, một nghiên cứu của Úc đã tiến hành theo dõi 1.621 đối tượng trong 10 năm qua, và nó cho thấy sử dụng kem chống nắng hàng ngày đã giảm hơn 50% nguy cơ u ác tính”. Thêm vào đó, những nghiên cứu trong năm 2017 cho kết quả rằng sử dụng kem chống nắng có khả năng giảm thiểu nguy cơ ung thư da.

3. “Những chiết xuất từ thực vật có khả năng ngăn chặn tia UV”

Trên mạng xã hội, có rất nhiều bloggers viết về các công thức tự làm từ nguyên liệu thiên nhiên và khám phá các khả năng chống nắng của nó. Ví dụ dầu hạt dâu đỏ (“SPF 25!”), Dầu hạt cà rốt (“SPF 35”) Và dầu dừa “(SPF 4”). Waldorf cho biết: “Một số chất chống oxy hóa và thực vật có thể làm giảm phản ứng viêm của da tiếp xúc với tia UV, thậm chí thậm chí còn có thể bảo vệ được một lượng UVB nhỏ trong thời gian ngắn.”

Giải mã 4 lời đồn đoán ghê sợ về kem chống nắng ELLE VN

Thực tế: Tiến sĩ Waldorf nói rằng chưa từng có nghiên cứu nào chứng minh rằng những thành phần đó có khả năng chống tia UV.

4. “Retinyl Palmitate trong SPF là chất gây ung thư”

Bác sĩ da liễu của NYC, Tiến sĩ Robert Anolik cho rằng tin đồn này đã được đưa ra vào năm 2012, khi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ chọn retinyl palmitate để kiểm tra độc tính.

Giải mã 4 lời đồn đoán ghê sợ về kem chống nắng ELLE VN

Thực tế: “Họ thường kiểm tra bất kỳ thành phần nào trong mỹ phẩm, ngay cả lô hội”, Anolik giải thích. Retinyl palmitate, một chất dẫn xuất vitamin A, được tìm thấy tự nhiên trong tế bào da và các bác sĩ da liễu đã kê toa các dạng vitamin A trong nhiều năm để điều trị mụn trứng cá. Anolik khẳng định rằng: “Không có bằng chứng nào cho thấy nó làm tăng nguy cơ ung thư”.

— 

Xem thêm:

Kem chống nắng vật lý và hóa học khác nhau thế nào?

Gợi ý 10 loại kem chống nắng tốt cho da nhờn

Bạn đã thực sự hiểu rõ về kem chống nắng?

Nhóm thực hiện

Hải Liên (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE, lược dịch: marieclaire.com)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)