Làm đẹp / Bí quyết khỏe và đẹp

Thói quen lau mặt bằng khăn tắm – nên hay không?

Khăn tắm và khăn mặt, hai loại khăn với công dụng khác nhau nhưng nhiều người lại tiện tay gộp lại thành một. Tuy thế thói quen này chẳng nên chút nào...

Sau khi tắm, nhiều người thường tiện tay dùng luôn khăn tắm lau mặt. Hành động tưởng chừng vô hại này thực chất ẩn chứa khá nhiều nguy cơ gây hại đến làn da của bạn. Nếu bạn muốn biết đó là những vấn đề gì, hãy cùng ELLE tham khảo thật nhanh bài viết sau nhé.

Dùng khăn tắm để lau khô mặt
Tại sao dùng khăn tắm để lau khô mặt sẽ gây hại cho làn da? Ảnh: Unsplash.

khiến da dễ nổi mụn

Khăn tắm sẽ thường được cất trong phòng tắm – nơi có độ ẩm cao, đây là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển. Khi dùng khăn tắm lau khô mặt, bạn đang vô tình “di chuyển” tất cả những vi khuẩn này lên da. Thế nên đừng ngạc nhiên nếu da bạn nổi mụn và tắc nghẽn lỗ chân lông khi bạn thường xuyên có thói quen lau mặt bằng khăn tắm nhé.

Dùng khăn tắm lau khô mặt khiến da dễ nổi mụn
Lau mặt bằng khăn tắm sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào da mặt, dễ dàng gây nên tình trạng mụn và bít tắc lỗ chân lông. Ảnh: Pexels.

Da nhanh bị lão hóa hơn

Khăn tắm thường được làm từ chất liệu vải khá thô, nhưng da mặt lại là vùng da mỏng và cần được chăm sóc nhẹ nhàng. Việc sử dụng khăn tắm lau khô mặt có thể tạo ra những vết rách nhỏ trên da, khiến da dễ bị nhiễm trùng và tạo thành nếp nhăn. Bên cạnh đó, sau nhiều lần giặt khăn, vải sẽ trở nên giòn và khô. Dùng vải thô cứng như thế để lau mặt chẳng khác nào lực ma sát mạnh trên da, làm da xuất hiện dấu hiệu lão hóa nhanh hơn. 

Gây kích ứng da

Vì một số chất liệu của khăn tắm có thể không phù hợp với da mặt. Vì vậy, việc lau mặt bằng khăn tắm có thể khiến da bị mẩn đỏ và kích ứng, thậm chí có thể gây viêm nhiễm đối với làn da nhạy cảm

Dùng khăn tắm lau khô mặt có thể gây kích ứng cho da
Ảnh: Getty Images.

da tiết NHIỀU dầu nhờn hơn

Bạn có biết rằng vì khăn tắm có chất liệu thô, nên dùng để lau khô da mặt có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên mà làn da vốn cần có. Khi lớp dầu này bị mất, các tuyến bã nhờn bên dưới bề mặt da sẽ phải sản xuất nhiều dầu hơn để cân bằng tình trạng khô da, dẫn đến tình trạng da nhờn.

Giảm hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc da

Lau khô mặt bằng khăn có vẻ là điều bình thường nhưng trên thực tế, hành động này sẽ khiến da không thể hấp thụ tối đa tinh chất từ các sản phẩm mà bạn đang thoa. Các loại kem dưỡng ẩm sẽ thẩm thấu vào da tốt  khi da đang ẩm. Do đó, bạn nên hạn chế làm lau khô da mặt quá mức để da thẩm thấu được mỹ phẩm một cách tốt nhất.

Dùng khăn tắm lau khô mặt làm giảm hiệu quả các sản phẩm dưỡng da
Ảnh: Pexels.

Các chuyên gia da liễu khuyên chúng ta nên tách riêng khăn mặt và khăn tắm, dùng mỗi loại cho một mục đích nhất định. Khăn tắm để lau khô người và tóc, còn khăn mặt chỉ chuyên dùng lau mặt. So với làn da trên cơ thể thì da mặt nhạy cảm và dễ hư tổn hơn hẳn. Hơn thế nữa, da mặt cũng tiết nhiều dầu và chất nhờn hơn tất cả các vùng da khác, nên luôn cần một chiếc khăn riêng biệt để làm sạch và làm khô.

Sử dụng khăn mặt đúng cách

Bạn nên lựa chọn loại khăn lau với chất liệu mềm mại và không quá khô để tránh làm tổn thương da. Tuyệt đối không nên sử dụng khăn ngay khi mới mua về, vì lúc này trong khăn sẽ còn những bụi bẩn sót lại trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, sau khi rửa mặt xong nên dùng khăn mềm thấm nhẹ lên da để khăn hút nước, không nên lau mạnh vì sẽ khiến da dễ bị mẩn đỏ, các tế bào da cũng bị kích ứng.

Giặt khăn mặt thường xuyên

Khăn mặt cũng như khăn tắm, đều là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và chất bẩn. Do vậy, bạn phải giặt khăn mặt thường xuyên ít nhất 2 ngày/ lần hoặc sau mỗi lần sử dụng. Để có thể đảm bảo khăn mặt sạch bạn nên ngâm khăn trong nước muối khoảng 10 phút, sau đó giặt và vò kỹ với xà phòng rồi giặt lại bằng nước sạch. Sau khi giặt đừng quên phơi ở nơi có ánh nắng, thoáng khí.

Lau mặt bằng khăn tắm - có nên hay không?
Ảnh: Getty Images.

Nhóm thực hiện

Bài: Ngọc Trân

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Ảnh: Tổng hợp

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)