Maskne: thuật ngữ mới về làn da nổi mụn vì khẩu trang
Khẩu trang là dụng cụ cần thiết để bảo vệ bản thân cũng như hỗ trợ sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, một số làn da lại nổi mụn dễ bị nổi mụn khi phải đeo khẩu trang thường xuyên. Vậy nguyên nhân là do…
Trong định nghĩa “cuộc sống bình thường mới”, đeo khẩu trang không đã trở thành thói quen hàng ngày thậm chí hàng giờ để bảo vệ bản thân cũng như ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19. Việc đeo khẩu trang thậm chí trở thành điều bắt buộc khi tiếp xúc cộng đồng, ví dụ như tại nơi làm việc, trường hợp, nơi công cộng để ngăn ngừa virus corona lây lan qua các giọt bắn. Tuy nhiên, đeo khẩu trang thường xuyên và kéo dài dẫn đến hiện tượng được gọi là “maskne” – triệu chứng các vấn đề da xuất hiện do đeo khẩu trang, ví dụ như nổi mụn.
MASKNE LÀ GÌ?
Cụm từ Maskne là sự kết hợp của “mask” (khẩu trang) và “acne” (mụn). Tuy nhiên, đeo khẩu trang thường xuyên không chỉ gây mụn mà còn có nhiều vấn đề khác, cụ thể là:
- Mụn: Dầu tiết ra quá nhiều nhưng ở miệng lỗ chân lông lại quá nhiều da chết và bụi bẩn tạo ra tình trạng tắc nghẽn và gây ra mụn. Không những mụn viêm, mà còn là mụn nhọt, mụn đầu trắng và mụn đầu đen.
- Rosacea (da ửng đỏ): Nếu như bạn có tiền sử mắc bệnh da ửng đỏ Rosacea thì việc đeo khẩu trang khiến tình trạng này càng thêm tồi tệ hơn, thậm chí kèm thêm mụn xuất hiện.
- Viêm da tiếp xúc: Một số làn da có cơ địa nhạy cảm hoặc một số chất liệu của khẩu trang, khẩu trang quá chật hoặc chất tẩy rửa vẫn còn lưu lại trên những khẩu trang vải tái sử dụng khiến da nổi kích ứng, mụn nước và mụn viêm sưng.
- Viêm nang lông: Điều kiện bí bách và ẩm của khẩu trang khiến bạn dễ bị viêm nang lông hoặc nhiễm trùng lỗ chân lông hơn.
Đây là một trong những tình trạng da phổ biến khi phải đeo khẩu trang thường xuyên.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN DA NỔI MỤN KHI ĐEO KHẨU TRANG?
Hầu hết nguyên nhân khiến da nổi mụn khi đeo khẩu trang là hậu quả của lỗ chân lông bị tắc. Lượng dầu trên da tiết quá nhiều vì da thiếu độ ẩm, tế bào chết dày đặc vì chưa tẩy da chết thường xuyên, hệ vi sinh trên bề mặt da không cân bằng… trong khi đó điều kiện môi trường hầm, bí, ẩm thấp (do mồ hôi và độ ẩm có trong hơi thở không thoát ra được) của khẩu trang cùng nhiệt độ Việt Nam nóng ẩm sẽ khiến da gặp nhiều vấn đề hơn, đặc biệt là mụn.
Bên cạnh đó, việc cọ xát da với khẩu trang thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kích ứng, tấy đỏ và ngứa ngáy. Một số trường hợp là do chất liệu của khẩu trang khiến da bị nổi mụn, kích ứng. Chất liệu quá thô ráp cộng với hóa chất xử lý, chất tẩy trắng hoặc xà phòng còn sót lại cho khẩu trang tái sử dụng, hoặc sử dụng nước xả vải có chất tạo mùi cũng là nguyên nhân khiến da nổi mụn.
CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN DO ĐEO KHẨU TRANG THƯỜNG XUYÊN
Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đeo khẩu trang là điều cần thiết và bắt buộc để bảo vệ bản thân và ngăn chặn việc lây lan trong cộng đồng. Một số cách giúp bạn điều trị được những triệu chứng khi phải đeo khẩu trang:
1. Làm sạch da kỹ lưỡng và thường xuyên hơn
Ngoài việc rửa tay thường xuyên, bạn cũng nên vệ sinh da mặt thường xuyên hơn thậm chí có thể rửa mặt ba lần/ngày. Rửa mặt vào buổi sáng sau khi thức dậy với sữa rửa mặt. Khi đeo khẩu trang liên tục trong nhiều giờ và có tình trạng đổ mồ hôi thì hãy tẩy trang, rửa mặt bằng nước máy. Nên nhớ lau khô mặt trước khi đeo khẩu trang và thay khẩu trang khác để giữ vệ sinh cho da nhé. Mỗi tối hãy tẩy trang, rửa mặt lại với sữa rửa mặt và dùng thêm các sản phẩm tẩy da chết.
Hãy chọn các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, nếu được hãy chọn các loại sữa rửa mặt có chứa AHA hoặc BHA để da được làm sạch tốt hơn. Tránh việc cọ xát mạnh khi rửa mặt cũng như dùng nước quá nóng để hàng rào bảo vệ tự nhiên không bị tổn thương.
2. Chọn kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ và không gây tắc nghẽn lỗ chân lông
Vì môi trường trong khẩu trang hầm bí và độ ẩm cao nên bạn hãy chọn các loại kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh vào da. Đặc biệt lưu ý chọn những sản phẩm noncomedogenic (không chứa các chất tạo nhân mụn), hoặc thậm chí có thêm thành phần prebiotic, ceramide để củng cố sức đề kháng cho da.
3. Tối giản các sản phẩm bôi trên da và tránh trang điểm
Khi đeo khẩu trang, hãy tối giản việc chăm sóc da. Thậm chí bạn có thể dùng serum rồi bỏ qua kem dưỡng, hoặc dùng kem dưỡng không cần dùng serum, hay dùng kem dưỡng có chỉ số SPF là đủ. Tuy nhiên, vẫn cần dưỡng ẩm nhẹ nhàng trên da trước khi đeo khẩu trang, vì điều này sẽ giảm được tình trạng kích ứng và ngăn ngừa mụn. Nếu như đang bị mụn hoặc có tình trạng dễ nổi mụn khi đeo khẩu trang, bạn có thể cân nhắc bỏ hẳn các sản phẩm trang điểm ra khỏi da.
CÁCH NGĂN NGỪA DA NỔI MỤN KHI ĐEO KHẨU TRANG
Nếu là người có cơ địa dễ nổi mụn hoặc vốn có làn da nhạy cảm, bạn có thể áp dụng một vài cách sau để da không chịu cảnh “maskne” khi phải đeo khẩu trang:
1. Giặt khẩu trang vải sau mỗi lần sử dụng
Bên cạnh khẩu trang y tế, khẩu trang vải là sự lựa chọn của nhiều người vì tiết kiệm và dễ chịu khi đeo. Tuy nhiên, hãy vệ sinh khẩu trang vải thật kỹ sau mỗi lần sử dụng. Sử dụng bột giặt không mùi, không chứa các chất gây dị ứng và không nên sử dụng nước xả vải sau đó. Nếu có thể, hãy giặt khẩu trang với nước ấm. Sau đó phơi khô và xếp gọn gàng để cho lần sử dụng sau.
2. Thay mới khẩu trang y tế sau mỗi lần dùng
Nếu chọn khẩu trang y tế vì tính tiện dụng, bạn nên vứt khẩu trang sau mỗi lần dùng và tránh tái sử dụng đã dùng qua. Thế nên, hãy chuẩn bị ít nhất một chiếc khẩu trang y tế bên mình để đảm bảo bạn luôn được bảo vệ khỏi virus corona bởi khẩu trang.
3. Thay khẩu trang khác sau mỗi 4 giờ
Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, sau 4 giờ liên tục đeo khẩu trang thì bạn hãy tháo ra để hít thở không khí khoảng 15 phút cũng như để da cảm thấy dễ chịu hơn. Tất nhiên, hãy lựa chọn khu vực vắng người hoặc tốt hơn là chỉ mỗi bạn trong lúc tháo khẩu trang. Vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng sau khi tháo khẩu trang. Đừng quên thay khẩu trang mới nữa nhé.
Bài: Aaron Nguyen
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Tham khảo: Healthline