Làm đẹp / Bí quyết khỏe và đẹp

Rạn da: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị

Rạn da mặc dù là vấn đề ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng về thẩm mỹ. Tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị rạn da là điều đang được nhiều người quan tâm hiện nay.

Rạn da là một dạng sẹo, hình thành khi da bị co giãn nhanh, làm đứt gãy collagen và elastin. Các vị trí thường gặp là: bụng, cánh tay, vai, hông lưng, mông, ngực. Tình trạng này không thể tự biến mất. Hiện nay đã có các phương pháp điều trị hiệu quả với từng trường hợp.

Nguyên nhân hình thành 

1. Tăng cân nhanh 

Trong một khoảng thời gian ngắn, việc tăng cân quá nhanh có thể khiến làn da bị kéo căng quá mức đột ngột và liên tục. Lúc này, chúng chưa kịp thích nghi dẫn đến các sợi collagen và elastin bị đứt gãy dẫn đến tình trạng rạn da. Việc tăng cân càng nhanh thì số lượng vết rạn sẽ càng nhiều, khiến độ lớn của nó càng to và dài hơn. 

2. mang thai

Phụ nữ mang thai đa số đều gặp tình trạng da bị rạn, nó thường xuất hiện ở vùng bụng, vùng đùi, vùng ngực và vùng mông. Do trong thời kỳ mang thai, các vùng như ngực, mông, bụng, đùi thường bị tăng nhanh về kích thước, điều này khiến da bị căng quá mức dẫn đến xuất hiện các vết nứt và vết rạn sẫm màu. 

3. Sự gia tăng của cortisol

Khi lượng cortisol trong máu tăng nhanh và đột ngột sẽ khiến cho quá trình tổng hợp collagen bị rối loạn dẫn đến tình trạng béo phì và gây ra các vết rạn. Bên cạnh đó, việc cortisol gia tăng đột ngột cũng tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm khác như huyết áp tăng cao, sản giật…

4. Tuổi dậy thì

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, lúc này tính đàn hồi của da vẫn còn khá kém nên thường không bắt kịp với sự tăng trưởng và phát triển nhanh của cơ thể. Điều này dẫn tình trạng dễ xuất hiện các vết rạn da. Thông thường, tình trạng này sẽ gây nên các vết rạn ở các vùng hông và khu vực vùng đùi. 

Cách điều trị Rạn Da

1. Dùng thuốc trị rạn da

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm điều trị ở dạng kem, dạng gel, dạng lotion. Đây được xem là phương pháp khá an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả với những vết rạn mới xuất hiện. 

Những vết rạn lâu năm hoặc đã chuyển sang màu nâu đậm hoặc trắng đục thì phương pháp này không mấy hiệu quả. Lúc này, bạn nên lựa chọn các loại thuốc điều trị chứa các thành phần vitamin A, B, E… Bên cạnh đó, hãy kết hợp với massage nhẹ nhàng để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên 

Những nguyên liệu thiên dễ tìm, dễ kiếm và chứa nhiều vitamin như dầu dừa, chanh tươi, dầu oliu, mật ong, nghệ tươi, nha đam đều có tác dụng rất tốt trong điều trị tình trạng rạn da. Những thành phần thiên nhiên này có chứa các vitamin A, B,C, E có tác dụng tốt trong dưỡng ẩm, làm mờ các vết rạn và giúp chữa lành các vết thương cực kỳ tốt.

3. Phẫu thuật căng da

Đây được xem là phương pháp cứu cánh cho những phụ nữ sau sinh hoặc bị tình trạng rạn da lâu năm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ đi những vùng da bị rạn, chùng nhão và kéo căng các vùng này. Trong thời gian phẫu thuật 1 – 3 tiếng, bác sĩ sẽ gây mê nên bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác quá đau đớn. 

Sau khi làm phẫu thuật, bệnh nhân cần có chế độ kiêng di chuyển, tránh vận động mạnh và có chế độ ăn uống khoa học để tránh bị tăng cân đột ngột, điều này có thể để lại sẹo ở những vùng da đã phẫu thuật

Lưu ý

Phẫu thuật căng da cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại những bệnh viện lớn để xin tư vấn.

4. Laser

Đây được xem là giải pháp giúp làm mờ các vết rạn, nhưng lại không thể điều trị triệt để. Kết quả điều trị bằng laser cũng phải phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ và phải kiên trì thực hiện laser nhiều lần theo liệu trình thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Laser là phương pháp điều trị nhanh chóng và an toàn hơn phương pháp phẫu thuật. Thời gian thực hiện chỉ vọn vẻn trong vòng 30 – 45 phút, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. 

Những lưu ý khi điều trị rạn da

  • Cần biết chính xác nguyên nhân và tìm đến bác sĩ để nghe tư vấn, lời khuyên để có hướng điều trị hiệu quả
  • Trong khi điều trị, cần chăm sóc vùng da này thường xuyên để thấy được hiệu quả rõ rệt. 
  • Cần chống nắng, bảo vệ thật kỹ các vùng da bị rạn để tránh hình thành các sắc tố melanin khiến các vết rạn sậm màu hơn. 

Những điều nên làm để hạn chế tình trạng rạn da

  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm, bổ sung thêm collagen cho làn da đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Một số sản phẩm trị rạn da mà bạn có thể tham khảo: kem giảm rạn da Re:p, dầu trị rạn da Bio-Oil, dầu massage chống rạn da Weleda, dầu ngăn ngừa rạn da Musstela. 

Kem-Da-Rep-Natural-Herb-Ultra-Firming-Stretch-Cream.jpg

Kem giảm rạn da Re:p Natural Herb Ultra Firming Stretch Cream.


dau-tri-ran-da-Bio-Oil-1024x1024.png

Dầu trị rạn da Bio Oil.


Dau-massage-chong-ran-da-Weleda-Mama-Schwangerschafts-Pflegeol.png

Dầu massage chống rạn da Weleda Mama Schwangerschafts-Pflegeöl.


Dau-Ngan-Ngua-Ran-Da-Stretch-Marks-Oil..png

Dầu ngăn ngừa rạn da Stretch Marks Oil.


  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và làn da. 
  • Uống nhiều nước để có thể duy trì độ đàn hồi. 
  • Theo dõi và duy trì cân nặng hợp lý. 
  • Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để quá trình đào thải độc tố được diễn ra tự nhiên, không bị gián đoạn.

Nhóm thực hiện

Bài: Thanh Ngân

Ảnh: Tổng hợp

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)