Nếu cảm thấy tự ti với nụ cười kém duyên vì hàm răng mọc khập khiễng không đều, bạn bắt đầu suy nghĩ đến việc niềng răng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Để nối tiếp bài viết Nhật ký niềng răng (Phần 1), mời bạn đọc đang có ý định chỉnh nha thẩm mỹ, “tân trang” lại nụ cười tìm hiểu xem cần chuẩn những gì để có kết quả mỹ mãn nhất.
Lựa chọn đúng bác sĩ chỉnh nha
Nhiều người lầm tưởng bác sỹ nha khoa và phòng khám nha khoa nào cũng có thể niềng răng, thế nhưng khái niệm nha sĩ (dentist) và bác sĩ chỉnh nha (orthodontist) hoàn toàn khác nhau. Nha sĩ là bác sĩ chuyên về chuẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các bệnh về răng miệng. Bác sĩ chỉnh nha ngoài nền tảng tương tự như bác sĩ nha khoa còn phải học thêm những kiến thức về phẩu thuật chỉnh hình để có thể chỉnh răng, cải thiện khớp cắn hoàn thiện.
Bởi lẽ đó, lựa chọn bác sĩ chỉnh nha thẩm mỹ có tay nghề sẽ là một yếu tố quan trọng để có bạn có một hàm răng đẹp sau khi niềng. Bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn sẽ đảm bảo chính xác quy trình niềng răng như mức độ răng khó hay dễ, phải nhổ bao nhiêu chiếc răng cũng như thời gian di chuyển của răng.
Ngoài ra, cở sở niềng răng uy tín hiện đại, cũng là điều bạn nên tìm hiểu. Một phòng khám nha khoa có đủ các thiết bị máy móc hiện đại sẽ chuẩn đoán và giúp quá trình niềng răng được thực hiện trơn tru hơn. Bạn nên chọn cơ sở nha khoa gần nơi ở để thuận tiện cho việc tái khám định kỳ.
Tăng vài cân trước khi chỉnh nha thẩm mỹ
Với những bạn dư cân, niềng răng là dịp giảm cân hiệu quả. Thế nhưng, với những bạn gầy, không muốn xuống ký thì đây sẽ là thời gian “khủng hoảng”. Trong vài tuần hoặc vài tháng đầu bạn sẽ rơi vào tình trạng ăn không ngon miệng vì đau răng, cân nặng dễ dàng vì thế àm sụt bớt. Vì vậy trước khi lắp niềng bạn nên cố gắng lên trước vài cân để trừ hao khoảng thời gian bạn không thể ăn uống bình thường.
Xem bài viết này trên Instagram
Á hậu Hoàng Thuỳ sau nhiều năm đấu tranh tư tưởng đã quyết định niềng răng để khắc phục răng không đều và khớp cắn sâu ảnh hưởng tới việc nhai. Cô đã phải kiên trì ăn uống đầy đủ và tập để dục đều đặn để tăng cân trước khi niềng.
BÀI LIÊN QUAN
Chuẩn bị một số dụng cụ nha khoa cá nhân
Trước khi niềng răng, bạn nên đầu tư một số dụng vệ sinh cá nhân như chỉ nha khoa, nước súc miệng, bàn chải đánh răng bằng điện để làm sạch răng miệng được tốt hơn. Vì một điều hiển nhiên, khi có sự hiện diện của mắc cài, việc vệ sinh răng miệng của bạn sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Trong giai đoạn này, thức ăn dễ bị vướng vào kẽ răng hoặc hàm niềng.
Trong lúc niềng, sử dụng một bàn chải đánh răng thông thường thì tay bạn có thể sẽ chuyển động khoảng 300 lần mỗi phút, trong khi đó một bàn chải điện có thể làm được 7,500 đến 30,000 lần đánh mỗi phút. Điều này sẽ đánh bật những mảng bám trên răng, mang lại hiệu quả vệ sinh răng miệng cao. Một nghiên cứu còn cho thấy, chuyển động xoay tròn và rung của bàn chải điện có hiệu quả trong việc giảm thiểu sâu răng.
Chuẩn bị tinh thần “thép”
Cuối cùng, bạn cần “lên dây cót” tinh thần vì sắp phải chung sống với hàm niềng trong vài năm. Ngoài những đau đớn, khó ăn uống và giảm cảm giác ăn ngon miệng. Trong thời gian chỉnh nha thẩm, mỹ khuôn miệng trông “là lạ” khiến bạn tự ti hơn hẳn trong việc nói, cười và… chụp hình. Thế nhưng, hãy nghĩ đến nụ cười toả sáng sau khi tháo niềng để vững tin vượt qua khoảng thời gian sắp tới.
Bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để khám nha định kỳ và chắc chắn là sẽ chăm chỉ thực hiện các chỉ định điều trị tại nhà để có kết quả tốt nhất.
Mời bạn đọc của ELLE đón xem phần 3 của Nhật Ký Niềng Răng với chủ đề: làm gì để vượt qua thời gian niềng răng một cách dễ dàng.
—
Xem thêm:
Nhật ký niềng răng: Niềng răng là gì? Tại sao bạn nên niềng răng? (Phần 1)
Tiếng lòng của những cô nàng dịu dàng thích tóc ngắn
Nhóm thực hiện
Bài: lemy Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Ảnh: Tổng hợp