Làm đẹp / Bí quyết khỏe và đẹp

Nhụy hoa nghệ tây là gì và có công dụng kỳ diệu thật không?

Nhiều người ví nhụy hoa nghệ tây như "thần dược" cho cả sức khỏe và sắc đẹp.

Dạo gần đây, giới làm đẹp đang đang truyền tai nhau về những công dụng tựa như thần dược của nhụy hoa nghệ tây. Nhưng liệu sản phẩm này có thực sự tốt và phù hợp với tất cả mọi người?

Nhụy hoa nghệ tây là gì?

Nhụy hoa nghệ tây hay còn được biết đến với cái tên “Saffron” hay “Safran”, là một loại gia vị có dược tính. Hoa nghệ tây được trồng đầu tiên vào những năm 1750 ở Hy Lạp. Ngày nay đã có nhiều quốc gia khác trên thế giới bắt đầu nuôi trồng hoa nghệ tây như Iran, Morocco và Ấn Độ. Nghệ tây có tên tiếng Anh là Crocus Sativus hay Saffron Crocus, là nhánh nhỏ trong họ Diên vĩ.

nhụy hoa nghệ tây có thực sự tốt như đồn thổi? ELLE Việt Nam
(Ảnh: ALEX LAU)

Mỗi năm, hoa nghệ tây chỉ nở một lần vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Việc thu hoạch hoàn toàn bằng tay cũng góp phần nâng cao giá trị loài hoa này. Bởi lẽ, người trồng phải tránh những ngày có ánh nắng gay gắt vì sợ nhiệt độ và ánh sáng sẽ làm bay đi mùi hương và giảm công dụng của hoa.

nhụy hoa nghệ tây có thực sự tốt như đồn thổi? ELLE Việt Nam
(Ảnh: The Splendid Table)

Vào mỗi sáng tinh mơ khi những đóa hoa còn chưa hé, người nông dân phải hái thật từ tốn và nhẹ nhàng để tránh làm hư tổn đến nhụy. Sau khi thu hoạch, nhụy hoa nghệ tây được phơi khô dưới những quy chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm vô cùng chuẩn xác nhằm đảm bảo dược tính và hương vị còn vẹn nguyên. Phải mất 1.000 đóa hoa mới sản xuất ra được 1 gram thành phẩm cuối cùng. Chính vì những lý do đó, Saffron được coi là một trong những loài hoa đắt nhất thế giới.

nhụy hoa nghệ tây có thực sự tốt như đồn thổi? ELLE Việt Nam
(Ảnh: The Persian Fusion)

Sau khi phơi khô, nhụy hoa nghệ tây có hình dáng như sợi chỉ đỏ. Tuy nhiên. khi bỏ nhụy hoa vào nước, bạn sẽ thấy nước lại có màu vàng trong. Saffron có mùi thơm vô cùng tinh tế quyện cùng vị ngọt thanh tao, tất cả tạo nên sự bí ẩn và quý tộc cho loài hoa đắt đỏ này.

Công dụng của nhụy hoa nghệ tây

Mặc dù FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) vẫn chưa có những công bố về công dụng chính xác của nhụy hoa nghệ tây, nhưng một vài nghiên cứu đã chỉ ra loài hoa này có công dụng:

1. Giảm triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer’s disease)

Một số nghiên cứu cho thấy nếu kiên trì sử dụng trong 22 tuần, nhụy hoa nghệ tây sẽ giúp hỗ trợ cải thiện chứng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.

2. Giảm trầm cảm

Khi sử dụng trong 6 đến 8 tuần, nhụy hoa nghệ tây sẽ giúp cải thiện chứng trầm cảm ở một số người.

nhụy hoa nghệ tây có thực sự tốt như đồn thổi? ELLE Việt Nam
(Ảnh: splendidtable)

3. Giảm khó chịu trong kỳ kinh nguyệt

Theo Phòng thí nghiệm về Thảo dược Daro Gol – SCA, sử dụng nghệ tây, cây hồi (Anise) và hạt giống cần tây (Celery Seed) có tác dụng giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, theo Tổng cục Trồng trọt và Phát triển Thảo dược tại Iran, nhụy hoa nghệ tây có thể cải thiện phần nào các triệu chứng của quá trình tiền mãn kinh.

4. Giảm chứng vảy nến

Một số khảo sát cho thấy, uống nhụy hoa nghệ tây mỗi ngày kết hợp với khẩu phần ăn giàu chất xơ sẽ làm thuyên giảm tình trạng vảy nến.

nhụy hoa nghệ tây có thực sự tốt như đồn thổi? ELLE Việt Nam
(Ảnh: Aref Karimi)

Ngoài ra, còn nhiều lời đồn thổi về các công dụng khác của nhụy hoa nghệ tây như: Phòng ngừa ung thư, tạo giấc ngủ ngon, hỗ trợ điều trị chứng xơ vữa động mạch, giảm ho, giảm đau, chống hói đầu và chống đầy hơi bao tử. Tuy nhiên, những công dụng này vẫn chưa được chứng minh bằng các nghiên cứu lâm sàng.

Tác dụng không mong muốn khi dùng nhụy hoa nghệ tây

Các nhà khoa học khuyến cáo không nên sử dụng liên tục nhụy hoa nghệ tây liên tục quá 6 tuần. Bởi lẽ, đã có một số người cảm thấy khô miệng, lo âu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, thay đổi khẩu vị và đau đầu khi dùng quá lâu nhụy hoa nghệ tây. Đồng thời, hấp thụ đột ngột với số lượng lớn Saffron (từ 5 gram trở lên) sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc. Biểu hiện là: Vàng mắt, vàng da, xuất hiện màng nhầy ở mắt, nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy ra máu, chảy máu mũi. Dùng 12-20 gram trong một lúc thậm chí có thể gây tử vong.

nhụy hoa nghệ t y có thực sự tốt như đồn thổi? ELLE Việt Nam
(Ảnh: Aref Karimi)

Những người không nên dùng nhụy hoa nghệ tây

Mặc dù nhụy hoa nghệ tây an toàn với hầu hết mọi người, nhưng một số trường hợp không nên dùng thực phẩm này. Bao gồm:

1. Phụ nữ có thai và đang cho con bú

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ đang trong quá trình mang thai không nên sử dụng Saffron. Bởi lẽ, dùng số lượng lớn hoặc quá thường xuyên nhụy hoa này sẽ khiến tử cung co lại và dễ gây sẩy thai. Tuy vẫn chưa có nghiên cứu hay khảo sát chứng minh nhụy hoa nghệ tây sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú, nhưng giới chuyên môn vẫn khuyên các bà mẹ không nên dùng trong thời điểm này.

nhụy hoa nghệ tây có thực sự tốt như đồn thổi? ELLE Việt Nam
(Ảnh: Aref Karimi)

2. Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder)

Vì công dụng của nhụy hoa nghệ tây đối với hệ thần kinh, giới nghiên cứu khuyên những người mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực không nên sử dụng. Các bác sĩ e ngại Saffron sẽ kích thích thần kinh, khiến các triệu chứng rối loạn lưỡng cực nặng hơn.

3. Bệnh nhân có vấn đề về tim

Saffron có thể sẽ khiến tim đập nhanh và mạnh hơn. Vì vậy những người đang hoặc có tiền sử về bệnh tim nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhụy hoa Saffron.

nhụy hoa nghệ tây có thực sự tốt như đồn thổi? ELLE Việt Nam
(Ảnh: thepersianfusion)

4. Người có huyết áp thấp

Những người có huyết áp thấp cũng không nên dùng nhụy hoa nghệ tây. Bởi lẽ, thực phẩm này sẽ khiến hạ áp lực máu, gây nguy hiểm cho bệnh nhân đang có vấn đề huyết áp.

Trên đây là những ưu và nhược điểm của nhụy hoa nghệ tây. Có thể nói loài hoa này được xem là thực phẩm xa xỉ với công dụng rõ rệt. Tuy nhiên là người tiêu dùng thông thái, bạn cần nghiên cứu kĩ tình trạng cơ thể xem có phù hợp với dược tính mà loài hoa này đem đến hay không. Đồng thời, hãy tìm mua từ những cửa hàng uy tín để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xem thêm:

Omega Fatty Acid, Ceramide và Peptide khác nhau như thế nào?

Vượt qua “ngày đèn đỏ” với những cách giảm đau bụng kinh khoa học

Nhóm thực hiện

Thực hiện: Aaron Nguyen Tạp chí Phái đẹp ELLE Việt Nam Tham khảo: Bonappetit, WebMD Ảnh: rawpixel/unplash
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)