Ráy tai là một phần tự nhiên trên cơ thể, góp phần ngăn cản loại bụi bẩn, dị vật hay sinh vật lạ khỏi ống tai chúng ta. Nhưng nếu bạn nhận thấy mình đột nhiên có nhiều ráy tai hơn bình thường, thì đây lại chính là một “tiếng chuông báo động” của sức khỏe. Bởi lẽ, hiện tượng này sẽ vô hình trung ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nghe của tai.
Nhiễm trùng tai
Sự gia tăng bất thường của lượng ráy tai đôi khi chính là dấu hiệu của việc nhiễm trùng ống tai. Tuy nhiên, bác sĩ Yin Ren – Chuyên gia về khoa tai, mũi, họng tại trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio cũng chia sẻ trên trang Live Strong rằng, đôi khi chúng ta sẽ mắc phải chút nhầm lẫn mà tự chẩn đoán sai, bởi hiện tượng viêm tai ngoài sự xuất hiện nhiều ráy tai còn đi kèm cảm giác đau kéo dài và dịch tai có mùi hôi. Ngoài ra, các triệu chứng viêm tai còn xuất hiện một cách đột ngột, với nguyên nhân chủ yếu và do virút hoặc vi khuẩn. Vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn nên thăm khám ngay với các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị cụ thể.
BÀI LIÊN QUAN
Kích ứng từ các thiết bị như tai nghe
Tai nghe cũng là một trong những lí do lớn khiến ráy tai tích tụ và xuất hiện nhiều nơi ống tai. Bởi lẽ, loại thiết bị này gây ra sự phá vỡ các tế bào da trong lỗ tai, từ đó khiến da chết tích tụ nhiều và gây nên sự gia tăng bất thường của ráy tai. Ngoài ra, việc đeo tai nghe thường xuyên trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động và dòng chảy tự nhiên của ráy tai. Hơn hết, vi khuẩn trên phần đầu tai nghe cũng vô tình xâm nhập dễ dàng vào ống tai khi bạn đeo thường xuyên, để rồi dễ dàng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, tai nghe là một thiết bị tiện lợi mà chúng ta không thể không sử dụng. Vì vậy mà bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York – Zan Mra, cũng gợi ý đến bạn những giải pháp như:
- Nếu có thể, bạn nên sử dụng tai nghe trong 1-2 giờ mỗi ngày
- Lau tai nghe bằng peroxide trước và sau mỗi lần sử dụng, nhằm làm giảm tối đa nguy cơ viêm nhiễm
- Chọn lựa sản phẩm tai nghe có kích cỡ phù hợp với đôi tai
BÀI LIÊN QUAN
Sử dụng tăm bông ngoáy tai sai cách
Mặc dù tăm bông ngoáy tai từ lâu đã là một phương pháp làm sạch tai cơ bản của chúng ta. Tuy nhiên, việc ngoáy tai sai cách lại vô tình khiến cho tình trạng gia tăng ráy tai trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bông tăm đôi khi lại là một mối nguy tiềm ẩn khiến ống tai của bạn bị kích ứng và tiết dịch nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên thay đổi dần ở thói quen ráy tai và không nên đưa bông tăm vào quá sâu trong ống tay. Bởi lẽ, hành động này sẽ vô tình khiến ráy tai bị đưa sát vào ống tai trong, từ đó ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Ngoài ra, bạn cũng nên thăm khám bác sĩ tai, mũi, họng định kỳ để có thể kiểm soát được lượng ráy tai và sức khỏe đôi tai. Đặc biệt, nếu bạn cảm thấy ráy tai của mình tích tụ quá nhiều, thì hãy đến với các trung tâm Y tế để được vệ sinh chuyên sâu và hạn chế tự xử lí tại nhà, nhằm tránh các nguy cơ viêm nhiễm.
BÀI LIÊN QUAN
Dư lượng từ các sản phẩm tắm gội
Tiến sĩ Yin Ren chia sẻ rằng, đa số những trường hợp ráy tai xuất hiện nhiều đều do sự kích ứng đối với xà phòng tắm gội của bạn. Vì vậy, để có thể giảm thiểu tình trạng này, bạn nên chọn lựa các loại sản phẩm vệ sinh thân thể, đầu tóc có thành phần nhẹ dịu, không gây kích ứng và không mùi. Đặc biệt, sau khi tắm và gội đầu, bạn nên thực hiện rửa sạch viền ngoài tai và vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn giấy và tăm bông.
Nhóm thực hiện
Bài: Bửu Nghi Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Tham khảo: Live Strong Ảnh: Tổng hợp