Sáp dầu khoáng có gây tổn hại cho sức khoẻ?

Đăng ngày:

Sáp dầu khoáng (tiếng anh là Petroleum Jelly hay petrolatum)  được xem là “vị cứu tinh” cho da khô. Vì nó có thể khả năng làm dịu cấp tốc cho đôi môi nứt nẻ và các mảng chàm, vết nứt dưới gót chân. Tuy nhiên, gần đây lại xuất hiện các báo cáo cho rằng sáp dầu khoáng có chứa các chất gây ung thư vì trong quá trình sản xuất lại xuất hiện polycylic aromatic hydrocarbons (PAHs) – chất được nhận định có khả năng gây ra ung thư vú.

Để có cái nhìn nhìn khách quan hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu với các chuyên gia da liễu đã được chứng nhận: tiến sĩ Lily Talakoub, MD, FAAD, tiến sĩ Flora Kim, MD, FAAD cũng như nhà hoá mỹ phẩm Warren Wallo – cựu giám đốc phụ trách bộ phận khoa học của Johnson & Johnson. Bài viết này này giúp chúng ta đào sâu hơn về nguồn gốc của sáp dầu khoáng (petroleum), và cũng như toàn bộ công dụng của nó. Từ đó các nàng có thể trả lời câu hỏi: “Liệu có nên tiếp tục sử dụng sáp dầu khoáng hay không?”

Mỹ phẩm thường ngày có chứa sáp dầu khoáng.

Petroleum jelly có mặt trong vô số mỹ phẩm hàng ngày. Ảnh: Instagram @jeongeuiyam.

Petroleum Jelly là gì?

Petroleum jelly là một hỗn hợp bao gồm dầu khoáng và sáp, là một chất bán rắn tương tự như thạch. Nó được phát hiện hiện lần đầu tiên vào năm 1858 khi lớp dầu đặc quánh làm tắc nghẽn các máy móc tại địa điểm khoan dầu. Lớp dầu này sau khi được chắt lọc và tinh chế thì thành petroleum jelly. Và nó đã được đóng gói và bán rộng rãi khi các công nhân dầu mỏ đã phát hiện rằng chất gel màu trắng đục này có thể làm lành các vết bỏng và vết cắt trên da của họ.

Hình ảnh liên tưởng khi nghe "petroleum jelly".

Ảnh: Getty Images.

Dr. Kim gọi Vaseline là “sáp dầu khoáng tinh tuý”. Khi nghe đến cụm từ “petroleum jelly” mọi người sẽ suy nghĩ đến hình ảnh những chiếc hủ có hình dạng như những cái bồn tắm đi kèm với một chiếc nắp màu xanh và đầy ụ chất gel màu trắng đục. Thế nhưng thành phần này cũng có thể tìm thấy trong vô số các loại kem dưỡng ẩm, son dưỡng môi, kem dưỡng da và thậm chí một số loại mỹ phẩm.

Công dụng của sáp dầu khoáng

  • Đẩy nhanh quá trình lành vết thương: petroleum jelly tạo ra một lớp hàng rào trên da để bảo vệ vết thương và đẩy nhanh quá trình chữa lành
  • Chất khoá ẩm tốt: bản thân sáp dầu khoáng không làm ẩm cho da nhưng nó lại ngăn ngừa “sự bay hơi” của nước ra bên ngoài, vì thế nó được xem là sự kết hợp hoàn mỹ với lotion và cream
  • Giảm vảy và sẹo: bôi thành phần này lên các vết xước, vết bỏng, vết thương nhỏ có thể ngăn ngừa đóng vảy và sẹo
  • Trị phát ban và chàm: Học viên Da liệu Hoa Kỳ khuyên dùng sáp dầu khoáng để phòng ngừa bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh, làm dịu cạc vết chàm và các làn da cực kỳ khô

Vậy có tác dụng phụ khi sử dụng sáp dầu khoáng hay KHÔNg?

Các cuộc tranh cãi

Với khả năng giữ ẩm, sáp dầu khoáng thường được thêm vào các loại kem dưỡng da, lotion… Nhưng gần đây lại có rất nhiều cuộc tranh cãi xung quanh thành phần này. Việc cố gắng đọc các báo cáo có các thông tin mâu thuẫn với nhau cũng đủ khiến những tín đồ “chăm sóc da” quay cuồng. Một số nguồn tin cho rằng sáp dầu khoáng khống thực sự giúp chữa lành vết thương, bởi vì lớp màng khoá có thể sinh ra các vi khuẩn và ta cũng không nên sử dụng khi vết thương vẫn còn mới. Trong khi nhiều ý kiến khác lại ca ngợi về nó.

Vậy sự thật là gì?

Thật ra, khá là phức tạp. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà Talakoub khẳng định rằng:

Sáp dầu khoáng là một trong những sản phẩm an toàn nhất cho da. Nó an toàn với mọi loại da và ít có khả năng kích ứng. Nó có thể giữ độ ẩm cho da và giúp chữa lành vết thương.

Đại diện của công ty Vaseline cũng đảm bảo rằng sản phẩm của họ an toàn khi sử dụng và có thể hỗ trợ quá trình làm lành các vết thương. Nhóm nghiên cứu và phát triển của Vaseline xác nhận: “Đối với các vết xước bỏng nhẹ, Vaseline được chứng minh hiệu quả trong việc bảo vệ da và khoá các chất dưỡng ẩm để da có thể phục hồi.” Một nghiên cứu độc lập cũng lên tiếng rằng thạch mỡ là một công cụ hiệu quả trong việc chăm sóc vết thương vì nó có thể ngăn ngừa chúng đóng vảy.

Sáp dầu khoáng an toàn với các loại da.

Sáp dầu khoáng ít gây kích ứng trên da. Ảnh: Unplash.

Tuy nhiên, trong những năm qua vẫn có một vài vấn đề về sáp dầu khoáng đã được phát hiện. Thứ nhất là khi sử dụng sáp dầu khoáng vùng xung quanh và bên trong mũi sẽ dẫn đến bệnh viêm phổi lipid. Đây là một loại bệnh nhiễm trùng do hít qua nhiều chất béo. Theo các bác sĩ da liễu, bạn sẽ không có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi lipid nếu không thường xuyên sử dụng. Với thạch mỡ nói riêng và tất cả các sản phẩm làm đẹp nói chung hãy chú ý đến phần chỉ dẫn khi sử dụng. Việc sử dụng sai cách có thể dẫn đến những kết quá không mong đợi.

Sáp dầu khoáng và ung thư

Một mối bận tâm khác cũng tràn lan trên các phương tiện truyền thông, với nhiều bài báo về ưu điểm và nhược điểm, tiêu đề mang tính kích động về PAHs – chất gây hại trong xăng dầu chưa qua tinh chế. Các mặt hàng mỹ phẩm chứa petroleum jelly được làm từ dầu khoáng tinh khiết và nguyên chất. Và cũng rất nhiều chuyên gia y tế như Andrew Weil đã tuyên bố rằng không có mối liên hệ nào giữa ung thư và sáp dầu khoáng.

Theo đại diện từ hãng Vaseline:

Vaseline jelly đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Dược điển Hoa Kỳ và Dược điển EU về độ tinh khiết. Sản phẩm được tính chế ba lần đề loại bỏ hết tất cả tạp chất gây ung thư. Đây cũng là loại petroleum jelly duy nhất có con dấu ba lần tinh chế.

Sử dụng sáp dầu khoáng như thế nào là an toàn?

Sáp dầu khoáng là một sản phẩm đa công năng. Dr. Kim cho biết nó rất tốt cho làn da nhạy cảm vì không có quá nhiều “chất phụ gia, hoá chất, chất kích ứng tiềm ẩn trong sản phẩm”. Điều này nói lên rằng trong sáp dầu khoáng tinh khiết không có hương thơm hay tinh dầu, các chất gây mẩn đỏ và nổi mụn ở một số người. Nó được dùng để thoa trực tiếp lên da hoặc cũng có thể kết hợp như một thành phần chính trong kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da và các sản phẩm dưỡng ẩm khác.

Tần suất sử dụng

Không có giới hạn về tần suất sử dụng sáp dầu khoáng.

Có thể sử dụng petroleum jelly mỗi ngày. Ảnh: Getty Images.

Không có một giới hạn nào về tần suất sử dụng petroleum jelly. Bạn có thể sử dụng như một mỹ phẩm cần thiết mỗi ngày, nhưng một số trường hợp cần lưu ý. Dr.Kim khuyên rằng các nàng không nên sử dụng Vaseline nếu là người da dầu hoặc dễ bị mụn trứng cá vì nó gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.

Dr. Kim cũng khuyến cáo rằng không nên sử dụng petroleum jelly lên các vết thương hở hoặc bị nhiễm trùng. Nhưng không có nghĩa là bạn không được sử dụng thành phần này khi bị thương.

Đối với các vết thương hở bạn nên bôi các chất kháng sinh trong thuốc mỡ, chứ không chỉ dùng sáp dầu khoáng nguyên chất.

Bạn có thể tìm lại thuốc mỡ như Neosporin, gồm sáp dầu khoáng cùng các thành phần kháng sinh khác, thay vì dùng Vaseline.

Petroleum jelly tinh chế Và chưa tinh chế

Có thể tổng kết các cuộc tranh luận về độ an toàn khi sử dụng petroleum jelly bằng cách hiểu được sự khác biệt giữa tinh chế và chưa tinh chế. Petroleum jelly cấp USP (tức là ‘cấp độ tinh khiết nhất’ của nó – tuân theo tiêu chuẩn do Dược điển Hoa Kỳ đặt ra liên quan đến các thử nghiệm về độ tinh khiết, theo Dermeveda) không giống với loại chưa được tinh chế, đây được cho là chất gây ung thư. Petrolatum trong thuốc, thực phẩm và bao bì thực phẩm phải đáp ứng các hạn chế về tạp chất của FDA. 

Nên lựa chọn các sản phẩm sáp dầu khoáng đã được chứng nhận.

Các nàng hãy sử dụng sáp dầu khoáng tinh chế cao cấp. Ảnh: Getty Images.

Vấn đề ở đây là không phải nhà sản xuất nào cũng lựa chọn sáp dầu khoáng tinh chế. Một vài người sử dụng sáp dầu khoáng tinh chế cấp thấp và vẫn còn khả năng tồn tại PAHs. Bạn nên lựa chọn các loại petroleum jelly USP (được gọi là BP ở Anh, Ph.Eur ở Châu Âu) vì nó cho biết nơi được tinh chế và cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ tinh khiết. 

Các sản phẩm tốt nhất có chứa petroleum jelly

Thương hiệu Vaseline Unilever.

Vaseline của Unilever phù hợp cho các nàng da khô.

 

Thật là thiếu sót nếu không nhắc đến sản phẩm 100% petroleum jelly tinh khiết của Vaseline Unilever. Với công thức đơn giản, không chất phụ gia hay hương liệu sản phẩm an toàn để sử dụng cho vết chàm và các vết xước nhỏ.

Chiết xuất từ mỡ khoáng tinh khiết 100% an toàn cho mọi loại da

Sáp dưỡng ẩm Vaseline

Vaseline Balea

Vaseline đến từ thương hiệu Balea của Đức

Sản phẩm petroleum jelly của nhãn hiệu Balea đến từ nước Đức cũng rất được phái đẹp tin dùng. Với thành phần tự nhiên không lẫn tạp chất, Balea Vaseline giúp chống khô da, trị nứt nẻ cho toàn bộ cơ thể và da mặt.

Thuốc mỡ Aquafor

Thuốc mỡ Aquafor dưỡng ẩm và làm mềm da.

Một lựa chọn khác không chứa hương liệu và an toàn để sự dụng trực tiếp lên vùng da bị kích ứng là “Thuốc mỡ Aquaphor”.

Kem dưỡng ẩm CeraVe

Kem dưỡng ẩm CeraVe không gây nhờn da, thẩm thấu nhanh.

Một khuyến nghị khác của Dr. Kim là CearaVe. Sản phẩm không chứa hương liệu và chứa ceramides nhẹ nhàng tạo ra một công thức siêu dưỡng ẩm. CeraVe không chứa lanolin và tự hào có con dấu của Hiệp hội Eczema Quốc gia.

Các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được chắc chắn rằng các sản phẩm làm từ petroleum jelly là chất gây ung thư ở người. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tránh dùng nó trong các sản phẩm chăm sóc da của mình, hãy nhớ xem kỹ các thành phần được liệt kê trên sản phẩm.

Nhóm thực hiện

Bài: Thanh Uyên
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Tham khảo: Byrdie
Ảnh: Tổng hợp

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more